Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các vân bản hành chính đế giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sớ pháp lí.
Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bán : tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.
Câu 1: Một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường: Đơn xin nhập học, Đơn xin nghỉ học, Đơn xin làm thẻ thư viện, Quyết định khen thưởng,…
Câu 2: Những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (SGK, tr.172)
– Về cách trình bày: Văn bản được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất gồm 3 phần theo một khuôn mẫu nhất đinh.
– Về từ ngữ: Có sử dụng lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao: Căn cứ, Nghị định, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí Nhà nước,…
– Về kiểu câu: văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu, song được ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rõ ràng, mạch lạc.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3: * Khi ghi biên bản cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính, cần chú ý những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tên biên bản.
– Địa điểm, thời gian họp.
Advertisements (Quảng cáo)
– Thành phần cuộc họp.
– Nội dung cuộc họp: người điều hành, người phát biểu, nội dung cuộc thảo luận, kết luận của cuộc họp.
– Chủ tọa và người ghi biên bản kí tên.