Trang Chủ Bài tập SGK lớp 10 Soạn văn lớp 10

Soạn bài Viết bài làm văn số 5 Văn thuyết minh Văn 10: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

Soạn bài Viết bài làm văn số 5 Văn thuyết minh Văn 10: Đề 1. Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long….

Đề 1: một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.

II.THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

– Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

– Theo tài liệu của người Pháp:

+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).

+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.

– Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:

+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

2. Kết cấu

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

– Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.

– Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.

– Có rất nhiều đảo và cồn đá.

– Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.

–  Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.

– Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.

– Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.

– Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.

–  Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

– Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. ý nghĩa

– Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.

– Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

III.KẾT BÀI

– Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.

– Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

Đề 2: một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh chị hằng ưa thích

1. Mở bài

Giới thiệu về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà ta định giới thiệu là gì (quan họ, tuồng, chèo, hát ví, hát xoan, hát trống quân, …)

2. Thân bài

– Trong tổng thể văn hoá nó thuộc về văn hoá dân gian hay văn hoá hiện đại? Điểm đặc biệt nhất của loại hình ca nhạc hay sân khấu đó là gì? (quan họ, si, lượn, thổn thức, trong sáng, …)

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Advertisements (Quảng cáo)

    + Loại hình nhạc (sân khấu) đó xuất phát ở đâu? Vùng đất ấy có đặc điểm như thế nào?

    + Nét sinh hoạt văn hoá đó thường diễn ra ở đâu? (Trong lao động hay trong mùa lễ hội)

    + Đặc điểm nội dung các câu hát, điệu hát là gì? Cách phối khí ra sao? trang phục của người diễn có gì đặc biệt? …

    + Đánh giá vai trò, vị trí của loại hình nhạc (sân khấu) có trong đời sống văn nghệ nói riêng và đời sống tinh thần của dân tộc nói chung.

3. Kết bài

Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hoá tinh thần đó là là?

Đề 3: Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

– Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

– Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

– Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

    + Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

    + Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

    + Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những “bí quyết nhà nghề” có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

    + Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? …)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

    + Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những “bí quyết” riêng).

    + Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

    + Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

Đề 4: Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

1. Mở bài

Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.

2. Thân bài

– Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên, …)

– Giới thiệu cụ thể về lễ hội:

    + Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)

    + Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.

    + Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?

    + Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?

    + Lễ hội trong con mắt du khách, …

3. Kết bài

    Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hoá ấy, …

Advertisements (Quảng cáo)