1. Phát biểu nào sau đây sai về metylamin?
A. Metylamin là amin béo bậc một.
B. Metylamin tan tốt trong nước.
C. Metylamin là chất không độc.
D. Metylamin nhiệt độ sôi cao hơn butan.
Câu 2. Dùng thuốc thử nào sau đây phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic?
A. \(N{a_2}C{O_3}.\)
B. Dung dịch HCl.
C. Quỳ tím.
D. Na.
3. Cho các dung dịch sau: \(NaOH,N{a_2}C{O_3},HCl,{C_2}{H_5}OH\) (có HCl bão hòa), \(KHS{O_4}\) lần lượt tác dụng với \({H_2}N – C{H_2} – COOH.\)Số phản ứng xảy ra là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
4. Số amin ứng với công thức phân tử \({C_4}{H_{11}}N\) là
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 8.
5. Cho các dung dịch sau: ddietylamin, axit axetic, anilin, glyxin. Số dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
6. Để thu được anilin tinh khiết từ hỗn hợp anilin, phenol, benzen lần lượt dùng các chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH dư, \(C{O_2}\) dư.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Dung dịch HCl dư, \(C{O_2}\)dư.
C. Dung dịch HCl dư, dung dịch NaOH dư.
D. Nước brom dư, dung dịch HCl dư.
7. Thuốc thử dùng phân biệt bốn dung dịch: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng là
A. NaOH.
B. dung dịch \(AgN{O_3}/N{H_3}.\)
C. \(Cu{\left( {OH} \right)_2}/O{H^ – }\)
D. dung dịch \(HN{O_3}\) đặc.
8. Cho 0,1 mol amino axit tác dụng vừa đủ dung dịch HCl 1M. Mặt khác 0,1 mol amino axit phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của amino axit là
\(\eqalign{& A.\,{H_2}N – C{H_2} – COOH \cr& B.\,HOOC – C{H_2} – CH\left( {N{H_2}} \right) – COOH \cr& C.\,HOOC – C{H_2} – CH\left( {N{H_2}} \right) – COOC{H_3} \cr& D.\,{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_4}CH\left( {N{H_2}} \right) – COOH. \cr} \)
9. Cho 14,75 gam amin bậc 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 23,875 gam muối. Công thức cấu tạo của amin là
\(\eqalign{& A.\,C{H_3} – NH – C{H_3} \cr& C.\,{\left( {C{H_3}} \right)_3}N. \cr} \)
\(\eqalign{& B.\,{C_3}{H_7}N{H_2}. \cr& D.\,{C_2}{H_5} – NH – C{H_3}. \cr} \)
10. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, giải phóng khí mùi khai làm xanh quỳ ẩm. MX = 89 g/mol. Công thức của chất X là
\(\eqalign{& A.\,{H_2}N – C{H_2} – C{H_2} – COOH. \cr& C.\,{H_2}N – C{H_2} – COOC{H_3}. \cr}\) \(\eqalign{& B.\,C{H_2} = CHCOON{H_4}. \cr& D.\,C{H_3} – C{H_2} – COON{H_4}. \cr} \)
1. Chọn C.
Amin rất độc.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Chọn C.
Dung dịch \(C{H_3}N{H_2}\) làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch \(C{H_3}COOH\) làm quỳ hóa đỏ, dung dịch anilin không đổi màu quỳ.
3. Chọn D.
Glyxin có chức axit –COOH nên tác dụng được với bazơ NaOH, dung dịch muối của axit dễ bay hơi \(N{a_2}C{O_3}\) và phản ứng este hóa với ancol \({C_2}{H_5}OH\)
Glyxin có chức \(N{H_2}\) tính bazơ nên tác dụng với dung dịch axit HCl và \(KHS{O_4}\)
4. Chọn D.
Gồm 4 amin bậc 1:
\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}C{H_2}N{H_2};\)
\(C{H_3}C{H_2}CH(C{H_3})N{H_2};\)
\(C{H_3}CH(C{H_3})C{H_2}N{H_2};\)
\(C{H_3}C{(C{H_3})_2}N{H_2}\)
3 amin bậc 2:
\(C{H_3}C{H_2}C{H_2} – NH – C{H_3};\)
\(C{H_3}CH(C{H_3}) – NH – C{H_3};\)
\({C_2}{H_5} – NH – {C_2}{H_5}\)
1 amin bậc 3: \({(C{H_3})_3}N\)
5. Chọn B
Anilin và glyxin, số nhóm chức COOH = số nhóm \(N{H_2}\) không làm đổi màu quỳ.
6. Chọn B.
Dung dịch HCl dư hòa tan anilin còn phenol và benzen không tan nổi và phân lớp ở trên đem chiết bỏ được dung dịch \({C_6}{H_5}N{H_3}Cl.\) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch trên đun nóng thu được anilin kết tủa tinh khiết.
7. Chọn C.
Cho \(Cu{(OH)_2}\) vào lần lượt các dung dịch khấy kĩ:
+ Lòng trắng trứng hòa tan tạo phức màu tím.
+ Glucozơ hòa tan tạo dung dịch phức màu xanh lam do nhiều nhón OH cạnh nhau, đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa đỏ gạch \(C{u_2}O\) (phản ứng của nhóm –CHO).
+ Glixerol chit tạo phức xanh lam.
+ Etanol không xảy ra hiện tượng gì.
8. Chọn B.
Vì 0,1 mol A tác dụng hết với 0,1 mol HCl \( \Rightarrow \) Vậy A có 1 nhóm \(N{H_2}\)
0,1 mol A tác dụng hết 02 mol NaOH \( \Rightarrow \) Vậy A có 2 nhóm COOH
9. Chọn D.
Khối lượng HCl = khối lượng muối – khối lượng amin = 9,125 gam
Số mol amin = số mol HCl = 0,5 mol
M (amin) = 59\( \Rightarrow \) amin là \({C_3}{H_9}N\) là amin bậc 2 nên chọn D.
10. Chọn B.
Vì M = 89 và do:
\(C{H_2} = CH – COON{H_4} + NaOH \to \)\(\,C{H_2} = CH – COONa + N{H_3} + {H_2}O\)