Trang Chủ Lớp 12 Đề kiểm tra 15 phút lớp 12

Đề kiểm tra 15 phút lớp 12 môn Hóa Chương 3: Tính chất nào cho dưới đây luôn có ở các amino axit?

Tính chất nào cho dưới đây luôn có ở các amino axit?; Tên gọi nào sau đây không đúng với \({H_2}N – CH\left( {C{H_3}} \right) – COOH\)? … trong Đề kiểm tra 15 phút lớp 12 môn Hóa Chương 3. Tham khảo chi tiết đề và đáp án dưới đây

1. Chất nào sau đây không thuộc loại amino axit?

\(\eqalign{& A.{H_2}NC{H_2}C{H_2}C{H_2}C{H_2}C{H_2}COOH.  \cr& B.C{H_3} – CH – CO{O^ – }  \cr& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;|  \cr& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;\;NH_3^ +   \cr& C.{H_2}NC{H_2}COOH.  \cr& D.{H_2}NC{H_2}CONHC{H_2}COOH. \cr} \)

2. Tên gọi nào sau đây không đúng với \({H_2}N – CH\left( {C{H_3}} \right) – COOH\)?

A. Alanin.

B. Axit \(\alpha  – \)aminopropionic.

C. Axit 2-aminopropanoic.

D. Axit metyl aminoaxetic.

3. Tính chất nào cho dưới đây luôn có ở các amino axit?

A. Tan trong nước cho môi trường axit.

B. Là các chất lỏng .

C. Có thể tự cho – nhận proton.

D. Bị thủy phân.

4. Chất nào sau đây phản ứng được với \(NaHC{O_3}?\)

\(\eqalign{& A.\,{H_2}N – C{H_2} – COOH.  \cr& B.\,HOOC{\left[ {C{H_2}} \right]_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH. \cr} \) \(\eqalign{& C.\,{H_2}N – C{H_2} – COO{C_2}{H_5}.\cr& D.\,{H_2}N{\left( {C{H_2}} \right)_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COONa. \cr} \)

5. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. Axit glutamic dùng để làm bột ngọt.

B. Các amino axit phản ứng với ancol thu được este.

C. Thủy phân protein thu được sản phẩm chính hỗn hợp các \(\alpha \) – amino axit.

D. Amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao so với các hợp chất hữu cơ khác có cùng khối lượng phân tử.

6. Cho quỳ tím vào dung dịch mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?

                                      \(\eqalign{& 1.\,{H_2}N – C{H_2} – COOH.  \cr& 2.\,CIN{H_3}C{H_2}COOH. \cr & 3.\,{H_2}N – C{H_2} – COONa  \cr& 4.\,{H_2}N{\left( {C{H_2}} \right)_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH.  \cr& 5.\,HOOC – {\left( {C{H_2}} \right)_2}CH\left( {N{H_2}} \right) – COOH. \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)

A. 2.

B. 2, 3.

C. 2, 5.

D. 3, 5.

7. Hợp chất nào sau đây không lưỡng tính? Biết rằng cả 4 chất đều phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

\(\eqalign{& A.\,C{H_3}COON{H_4}.  \cr& B.\,HOOCC{H_2}C{H_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH.  \cr& C.\,p – {H_2}N – {C_6}{H_4} – OH.  \cr& D.\,{H_2}N – C{H_2} – COOC{H_3}. \cr} \)

8. Trung ngưng 13,1 gam axit \(\varepsilon  – \)amino caproic với hiệu suất 80%, thu được khối lượng polime là

A. 10,41 gam.

B. 9,04 gam.

C. 11,02 gam.

D. 8,43 gam.

9. 1 mol amino axit Y tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl. 0,5 mol Y tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH. Phân tử khối của Y là 147 đvC. Công thức phân tử của Y là

\(\eqalign{& A.\,{C_5}{H_9}{O_4}.  \cr& B.\,{C_4}{H_7}{N_2}{O_4}.  \cr } \)

\(\eqalign{ & C.\,{C_5}{H_7}{O_4}. \cr& D.\,{C_7}{H_{10}}{N_2}{O_4}. \cr} \)

Advertisements (Quảng cáo)

1.0. Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X ( có một nhóm \( – N{H_2}\)) thì thu được 0,3 mol \(C{O_2}\); 0,25 mol \({H_2}O\) và 1,12 lít (đktc) khí \({N_2}\) Công thức phân tử của X là

\(\eqalign{ & A.\,{C_3}{H_5}{O_2}{N_2}.  \cr& B.\,{C_3}{H_7}{O_2}N. \cr} \)       \(\eqalign{& B.\,{C_3}{H_5}{O_2}N.  \cr& D.\,{C_6}{H_{12}}{O_2}{N_2}. \cr} \)


1. Chọn D.

\({H_2}NC{H_2}CONHC{H_2}COOH\) thuộc loại đipeptit.

2. Chọn D.

3. Chọn C.

Amino axit là các chất rắn; môi trường axit, bazơ hoặc trung tính tùy số lượng nhóm –COOH và \(N{H_2}.\)

4. Chọn B.

Do 1 nhóm –COOH trung hòa nhóm \( – N{H_2}\) Nhóm –COOH còn lại phản ứng với \(NaHC{O_3}.\)

5. Chọn A.

Muối mononatri của axit glutamic dùng để làm bột ngọt.

6. Chọn C.

Quỳ hóa đỏ khi số nhóm COOH nhiều hơn số nhóm \(N{H_2}.\)

7. Chọn D.

\({H_2}N – C{H_2} – COOC{H_3} + NaOH \to\)\(\, {H_2}N – C{H_2} – COONa + C{H_3}OH\)

Không có sư cho – nhận proton.

8. Chọn B.

\(n{H_2}N{\left[ {C{H_2}} \right]_5}COOH \to\)\(\, {\left( {{H_2}N – {{\left[ {C{H_2}} \right]}_5} – CO} \right)_n} + n{H_2}O\)

\({n_{{H_2}O}} = {n_{amino{\rm{ax}}it}} = 0,1mol\)

\(\to {n_{{H_2}O}} = 18gam\)

ĐLBTKL: \({m_{po{\mathop{\rm lime}\nolimits} }} = 13,1 – 1,8 = 11,3gam.\) Vì H = 80%

\( \to {m_{po{\mathop{\rm lime}\nolimits} }} = 11,3.{{80} \over {100}} = 9,04gam.\)

9. Chọn A.

Y có một chức amin, 2 chức axit \({H_2}NR{(C{\rm{OOH)}}_2}.\)

\({M_Y} = 147 \to R = 41({C_3}{H_5}).\)

10. Chọn B.

\(\eqalign{& {n_N} = 2{n_{{N_2}}} = 0,1mol;\cr&{n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,3mol;\cr&{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,5mol  \cr& {m_O} = 8,7 – {m_C} – {m_H} = 3,2gam\cr& \to {n_O} = 0,2\,mol  \cr&  \to C:H:O:N = 3:5:2:1. \cr} \)

X có một nhóm chức \( – N{H_2} \to \) có một nguyên tử nitơ.

Advertisements (Quảng cáo)