[Hóa học lớp 12 chương 7] Vị trí của niken, kẽm, chì, thiếc trong bảng tuần hoàn,tính chất và ứng dụng của chúng áp dụng giải bài bài 1,2,3,4,5 trang 163.
Bài 1. Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
A. Pb, Ni, Sn, Zn ; B. Bb, Sn, Ni, Zn ;
C. Ni, Sn, Zn, Pb ; D. Ni, Zn, Pb, Sn
Bài 2. Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?
A.Zn ; B. Ni ;
C. Sn ; D. Cr.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3. Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là:
A.60 gam. B. 80 gam.
C. 85 gam. D. 90 gam.
Ta có sơ đồ phản ứng :
Advertisements (Quảng cáo)
MgO + Fe2O3 + CuO + H2SO4 -> MgSO4 + Fe2 (SO4)3 + CuSO4 + H2O.
Từ sơ đồ trên ta thấy : nO (của oxit) = nSO4 (của muối) = 0,6 mol
=> mO = 16.0,6 = 9,6 (gam) ; mkim loại = 32 – 9,6 = 22,4 (gam)
mmuối = mkim loại + mSO4= 22,4 + 96.0,6 = 80 (gam).
Bài 4. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. ZnO ; B. Zn(OH)2 ;
C. ZnSO4 ; D. Zn(HCO3)2 .
Bài 5. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây ?
A. MgSO4 B. CaSO4 ;
C. MnSO4 ; D. ZnSO4.