1. Định hướng
a. Ở phần nói và nghe, các em sẽ không viết văn mà kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích đó bằng lời
b. Để kể lại một truyện truyện truyền thuyết hoặc cổ tích các em cần:
– Bám sát sự kiện chính nhưng có thể sáng tạo thêm những chi tiết hình ảnh, cách kết thúc truyện
– Phân biệt kể miệng (văn nói) với kể bằng viết (văn viết), chú ý cách kể, giọng kể, kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,…) phù hợp với nội dung câu chuyện. Trong trường hợp cần thiết, người kể có thể sử dungjc ác thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video,…)
2. Thực hành
Các em xem lại bài viết ở phần “viết” và làm theo các bước dưới đây.
a. Chuẩn bị
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc lại truyện
Sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác nếu có
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết đề bổ sung, chỉnh sửa.
– Chú ý kiểm tra các sự kiện chính, các yếu tố sáng tạo trong nội dung và cách kể lại cân chuyện.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Nói và nghe
– Dựa vào dàn ý và thực hiện việc kẻ lại truyện trước tổ hoặc lớp.
– Chú ý bảo đảm nội dung và cách kể đẻ câu chuyện trở nên hấp dẫn.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Nhớ lại, rút kinh nghiệm vẻ nội dung câu chuyện và cách kể chuyện:
– Người nói xem xét lại nội dung và cách nói của bản thân
+ Nội dung truyện Thánh Gióng đã đây đủ chưa? Còn thiếu những gì?
+ Nội dung, chỉ tiết, lời kẻ và cách kẻ của em có gì sáng tạo?
+ Vẻ cách kể: Giọng kẻ, điệu bộ… thế nào?
– Người nghe tự đánh giá cách nghe của bản thân
+ Đã hiểu và nắm được nội đung chính của câu chuyện được nghe chưa? Có nhận xét được về yếu tố sáng tạo trong lời kể của bạn không?
+ Thái độ khi nghe bạn kể chuyện thế nào?