Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á trang 53 SGK Lịch sử 6 Cánh diều

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 53, 54, 55 Lịch sử 6 Cánh diều. Giải bài 1, 2 trang 56 SGK Lịch sử lớp 6 Cánh diều – Luyện tập vận dụng . Bài 11 Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á – Chương 4 Đông Nam Á

Mở đầu

Quá trình giao lưu thương mại và văn hóa tác động đến Đông Nam Á như thế nào?

Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á là:

– Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,…

– Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu.

1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào?

Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:

Advertisements (Quảng cáo)

– Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,…

– Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.

=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu.

2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào.

Advertisements (Quảng cáo)

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

 – Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.

 – Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.

 – Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.

Phần luyện tập và vận dụng, Giải bài 1, 2 trang 56 SGK Sử lớp 6 Cánh diều

Câu 1: Ghi vắn tắt nội dung theo hướng dẫn trong bảng dưới đây thể hiện sự tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

Tác động của quá trình giao lưu thương mại Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á
? ?
? ?

Câu 2: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á (từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X).

Câu 1.

Tác động của quá trình giao lưu thương mại Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á

Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á

Thương nhân Trung Quốc mở rộng quan hệ buôn bán

Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra chữ viết riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me…

Đông Nam Á cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu

Câu 2.

Trong số các công trình đền tháp theo phong cách Chăm Pa ở nước ta, có lẽ tháp Chăm Bình Định là công trình độ sộ và mang tính nghệ thuật cao nhất. Đây là một kiểu kiến trúc đền tháp Chăm Pa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm, hay còn gọi là người Chăm. Chiêm ngưỡng tháp Chăm Bình Định, bạn sẽ bất ngờ trước vẻ lộng lẫy và độc đáo của nó. Có thể nói đây chính là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.

Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

Advertisements (Quảng cáo)