Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 SGK GDCD lớp 6 - Kết nối tri thức

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK GDCD lớp 6 KNTT

Giải bài tập GDCD lớp 6 Bài 7 Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Trả lời câu hỏi trang 30, 31, 32, 33 GDCD 6 Kết nối tri thức. Giải bài tập Luyện tập vận dụng trang 34 GDCD lớp 6 SGK Kết nối tri thức

Câu hỏi khởi động

Đề bài: Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:

– Tình huống đó diễn ra khi nào?

– Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp: Trên đường đi học về, có một người lạ mặt đi xe máy tiến lại gần em tự xưng là bạn của bố em và có ý muốn rủ em lên xe chở về nhà em. Sau đó em nhớ ra những lời bố mẹ đã dặn, không lên xe của người lạ và em đã chạy thật nhanh đến khu đông người nhờ sự giúp đỡ.

– Tình huống diễn ra khi em đang trên đường đi học về

– Cách xử lý: em đã không lên xe của người lạ và chạy đến nơi đông người nhờ sự giúp đỡ.

Câu hỏi Khám phá 1 trang 30 GDCD 6

Đề bài: Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy một người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy, Lan thấy mẹ mình ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm.

2. Mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét thường gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, sập, hư hỏng nặng, khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người bị thương, thậm chí có người còn bị thiệt mạng do những hiện tượng thiên tai khốc liệt.

3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa rú vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiếc khăn ướt che mũi, men theo cầu thang chạy xuống tầng một để thoát ra ngoài.

4. Vào mùa mưa, ở một số tỉnh miền núi thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

a. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?

b. Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày.

a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm; Những tình huống này có thể gây ra hậu quả:

Advertisements (Quảng cáo)

1. Tình huống này Lan bị kẻ trộm lừa gạt, mạo danh bạn của mẹ để đột nhập nhà của Lan và trộm cắp tài sản. Tình huống này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như bắt cóc trẻ em; trộm cắp tài sản, giết người,…

2. Tình huống mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sấm, sét. Tình huống này gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bị sập, hư hỏng nặng khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, nhiều người bị thương thâm chí thiệt mạng.

3. Tình huống gặp cháy lớn, hỏa hoạn, cháy trong chung cư. Tình huống này rất nguy hiểm, dễ gây chết người, thiệt hại lớn về tài sản.

4. Tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất vào mùa mưa ở miền núi. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

b) Những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày: Té ngã trong sân trường; trẻ em rơi từ tầng cao của chung cư xuống đất; chơi thể thao bị chấn thương; mang vác đồ quá nặng; tư thế ngồi học sai; trẻ em bị hóc, nghẹn thức ăn; bị đuối nước,…

Luyện tập trang 34 GDCD lớp 6 KNTT

Câu 1. Chơi trò chơi “tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống.

1. Trò chơi “ai nhanh hơn” (HS tự liên hệ bản thân)

Câu 2. Hãy nhận xét sự nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lý của mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a. Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm.

b. Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông.

Advertisements (Quảng cáo)

c. Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét.

 Nhận xét những nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lý của các nhân vật trong các tình huống:

a) Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm.

=> Cách xử lý của Hằng rất đúng vì, có thể xảy ra hỏa hoạn.

b) Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông.

=> Trong thời tiết nắng nóng và sau khi chơi bóng đá người đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, nếu đi tắm luôn có thể bị cảm và đuối nước, Nam từ chối và khuyên các bạn là đúng.

c) Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét.

=> Vào lúc trời đang mưa to và có thể xảy ra lũ quét, Hòa làm vậy là rất nguy hiểm, có thể bị lũ cuốn trôi.

Câu 3. Xử lý tình huống

1. Đang trên đường đi học về, Hồng gặp một người lạ, tự xưng là bạn của mẹ và đề nghị đưa Hồng về nhà.

Nếu em là Hồng, em sẽ làm gì?

2. Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy vài người trú tạm dưới gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp.

Nếu em là Mai, em sẽ làm gì trong tình huống này?

3. Trời đang mưa đá, một số bạn trong lớp rủ em chạy ra sân trường nhặt đá.

Em sẽ làm gì trong tình huống này?

Xử lý tình huống:

1. Nếu em là Hồng em sẽ xử lý như sau: Em sẽ ra nơi đông người và nhờ mọi người gọi nhờ điện thoại về cho người thân tới đón hoặc Hồng nhận ra sự bất thường của người đó, Hồng có thể chạy đến nơi đông người nhờ sự giúp đỡ.

2. Nếu là Mai em khuyên mọi người không nên trú ở gốc cây vì khi có mưa to, sấm sét dưới gốc cây to có sự tích điện, nếu trú ở đó có thể bị sét đánh rất nguy hiểm.

3. Trong tình huống này em sẽ làm như sau: Em sẽ khuyên các bạn nên ở trong lớp không nên ra lượm như vậy rất nguy hiểm.

Vận dụng

Câu 1. Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kỹ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm.

1. Sản phẩm tuyên truyền kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm (HS tự liên hệ bản thân)

Câu 2.  Em hãy tìm hiểu về những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống đó theo bảng mẫu sau:

Tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó

2. Những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống: (HS tự liên hệ bản thân)

Tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó

Advertisements (Quảng cáo)