Trang Chủ Lớp 1 Chương trình mới lớp 1

[Tiếng Việt lớp 1 mới]: Yêu cầu cần đạt được về Đọc, Viết, Nói và nghe – Nói được rõ ràng, thành câu

[Dự thảo 19/01/2018] Môn Tiếng Việt lớp 1 cần đạt được các yêu cầu về Đọc: Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng)…; Viết: Viết tương đối thành thạo chữ thường và chữ in hoa,…; Nói và Nghe: Nói rõ ràng, tự tin. Có thói quen nhìn vào người nghe,…

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

1. Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm. Đưa mắt từ trên xuống dưới ở mỗi trang sách, từ trái sang phải ở mỗi dòng.

2. Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

3. Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 – 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

4. Bước đầu biết đọc thầm khi học hết lớp 1.

5. Nhận biết được bìa sách tranh và tên sách.


ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Dạy trẻ đọc hiểu

1.a. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết, nội dung quan trọng được thể hiện tường minh.

1.b. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ýnghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn:“Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?”, “Câu chuyện/bài thơkhuyên chúng ta điều gì?”.

2.a. Bước đầu nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ và hình ảnh trong truyện.

2.b. Bước đầu nhận biết được lời của nhân vật trong truyện.

3.a. Biết liên hệ tranh minh hoạ với các chi tiết trong câu chuyện.

Advertisements (Quảng cáo)

3.b. Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

4.1. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh hoạ.

4.2. Thuộc lòng 5 – 6 đoạn thơhoặc bài thơ đã học, có độ dài khoảng 30 – 40 chữ.

Văn bản thông tin

1.a. Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết, nội dung chính được thể hiện tường minh trong văn bản.

1.b. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Văn bản này viết về điều gì?”.

2.a. Nhận biết được một số dấu hiệu hình thức của loại văn bản thông tin phổ biến, đơn giản: một số kí hiệu dễ hiểu, gần gũi với học sinh.

2.b. Nhận biết được trình tự và quan hệ giữa các sự việc, chẳng hạn giữa “trời mưa” và “đường ướt”, “trời nắng” và “mang ô”, “khát nước” và “uống nước”,…

3.a. Kể được một số kí hiệu đã từng thấy trong thực tế và cho biết ýnghĩa của các tín hiệu đó.

Advertisements (Quảng cáo)

3.b. Gọi tên sự vật, sự việc trong tranh.

4. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.


VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

0.1. Biết ngồi viết đúng tưthế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc trên mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa); đặt vở và xê dịch vở hợp lí khi viết.

0.2. Viết đúng chữ thường cỡ vừa, cỡ nhỏ và viết đúng chữ in hoa. Viết liền mạch các chữ cái trong vần và tiếng. Viết đúng chữ số (từ 0 đến 9) cỡ lớn và cỡ vừa.Viết đúng quy tắc các chữ có tiếng mở đầu bằng c, k, q, g, gh, ng, ngh.

0.3. Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi.

VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN

1. Bước đầu biết trả lời những câu hỏi như: “Viết về ai, sự việc gì?”; “Những sự việc đó diễn ra ở đâu, vào lúc nào?” trước khi viết.

2.a. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết một vài câu dưới tranh để kể lại câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

2.b. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết lời dưới tranh để nói về ngoại hình nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

3.a. Biết điền phần thông tin còn trống, trả lời câu hỏi hoặc viết lại lời đã nói để giới thiệu bản thân.

3.b. Biết đặt tên cho một bức tranh.


NÓI VÀ NGHE

1.a. Nói được rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói.

1.b. Biết đặt câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.

1.c. Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe.

1.d. Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ chơi dựa trên gợi ý.

1.e. Biết kể lại một đoạn chuyện đơn giản đã được nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ýdưới tranh).

2.a. Có thói quen và thái độ chú ýnghe người khác nói (nhìn vào người nghe, có tư thế nghe phù hợp). Biết đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.

2.b. Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học và thực hiện theo thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy đó.

2.c. Nghe một câu chuyện và biết trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?

3.a. Biết tuân thủ quy định khi phát biểu: đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu.

3.b. Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những thông tin đơn giản.

Advertisements (Quảng cáo)