Câu 5: Một cái ống rỗng dạng hình trụ hở một đầu, kín một đầu (độ dài không đáng kể) dài (cm) và bán kính đường tròn là r (cm). Nếu người ta sơn cả bên ngoài lẫn bên trong ống thì diện tích ống được sơn bao phủ là:
(A) \(2(\pi {r^2} + 2\pi rb)c{m^2}\); (B) \((\pi {r^2} + 2\pi rb)c{m^2}\);
(C) \((2\pi {r^2} + 2\pi rb)c{m^2}\); (D) \((\pi {r^2} + 4\pi rb)c{m^2}\).
Hãy chọn kết quả đúng.
Diện tích xung quanh ống hình trụ là: Sxq = 2πrb (cm2)
Diện tích đáy của ống hình trụ là: S = πr2 (cm2)
Diện tích ống được bao phủ bởi lớp sơn bằng 2 lần diện tích xung quanh và hai làn diện tích đáy.
Chọn (A) \(2(\pi {r^2} + 2\pi rb)c{m^2}\).
Câu 6: Một vật thể có dạng hình trụ, bán kính đường tròn đáy và độ dài của nó đều bằng 2r (cm). Người ta khoan một lỗ cũng có dạng hình trụ như hình 89, có bán kính đáy và độ sâu đều bằng r (cm).
Thể tích phần vật thể còn lại (tính theo cm3) là:
Advertisements (Quảng cáo)
(A) 4πr3; (B) 7πr3;
(C) 8πr3; (D) 9πr3.
Hãy chọn kết quả đúng.
Thể tích vật thể hình trụ là: V1 = π(2r)2. 2r = 8πr3(cm3)
Thể tích lỗ khoan hình trụ là: V2= πr2. r = πr3 (cm3)
Thể tích vật thể còn lại bằng thể tích V1 – V2
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn (B) 7πr3.
Câu 7: Hình 90 là một mẩu pho mát được cắt ra từ một khối pho mát dạng hình trụ (có các kích thước như trên hình vẽ).
Khối lượng của mẫu pho mát là:
(A) 100g; (B) 100πg;
(C) 800g; (D) 800πg.
(Khối lượng riêng của pho mát là 3g/cm3).
Hãy chọn kết quả đúng.
Thể tích khối pho mát hình trụ bằng: V = π. 102. 8 = 800π (cm3)
Thể tích mẫu pho mát bằng \({{15} \over {360}} = {1 \over {24}}\) thể tích khối pho mát.
Khối lượng mẫu pho mát là: \({1 \over {24}}.800.3 = 100\pi (g).\)
Chọn (B) 100πg.