Bài 1: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách cư sử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài 2: Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoai xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng
sử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…).
Bài 3: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao cần phải kế thừa và phát huy
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bài 4: Em hãy cho biết, mỗi học sinh cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
– Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
– Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc:
Bài 5,6:
Bài 5: Những thái độ và hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.
C. Tham gia các lễ hội truyền thống.
D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.
E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.
G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.
H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.
Advertisements (Quảng cáo)
G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.
K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.
L. Thờ cúng tổ tiên.
Bài 6: Biểu hiện nào dưới đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.
B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kểcho các bạn nghe
c. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.
D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.
Bài |
Đáp án |
Bài 5 |
A, C, D, E, H, L |
Bài 6 |
B |
Bài 7: Theo quy định của nhiều trường, nữ sinh khi đến trường mặc áo dài trắng. Đó là nét đẹp trong trang phục truyền thống của dân tộc. Nhưng hiện nay, một số nữ sinh mặc áo dài xắn tay áo lên quá khuỷu tay, lúc đi xe đạp thì nhét tà áo vào lưng quần hoặc buộc chéo sang một bên, cúc cổ thì để bung ra…
?
1 / Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.
Advertisements (Quảng cáo)
2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?
1/ trang phục áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần phải được trân trọng, giữ gin và phát huy trong thời đại ngày nay.
2/ Em sẽ khuyên các bạn nên biết giữ gìn nét đẹp truyền thông của dân tộc ta, cần phải mặc thật đẹp, trân trọng, không làm áo bị nhăn nhúm, không phá hủy hình ảnh của áo dài.
Bài 8: Hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca…, thậm chí còn cho là lạc hậu và không chịu tìm hiểu nghệ thuật dân tộc.
1 / Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không ? Vì sao ?
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?
3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?
1/Nghệ thuật dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cần biết tự hào về truyền thống này và thường xuyên tìm hiểu để biết được giá trị của truyền thống
2/ Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu về nét đẹp này của dân tộc và nên thường xuyên nghe hơn.
3/ Tuổi trẻ cần tuyên truyền nét đẹp văn hóa này của dân tộc, cần nhân rộng ra những người trẻ, cần loại bỏ những tư tưởng không lành mạnh, không tốt.
Bài 9: Có ý kiến cho rằng, những hiện tượng như nói tục chửi bậy, bói toán, tảo hôn, ma chay và cưới xin linh đình… cũng là những truyền thống dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.
Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đó là những thói quen, hủ tục, tập quán không tốt, có ánh hưởng xấu đến văn hoá dân tộc, cần phải bị phê phán và loại bỏ trong xã hội.
Bài 10: Hãy nêu những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh và đề xuất một số biện pháp giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh.
Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc,
Các bạn học sinh cần tự hào vì những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, không nên đua đòi mà làm mất giá trị của bản thân.
Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam ? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào ?
Câu truyện trên nói về truyền thống tết thầy cô giáo vào ngày tết. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?
Truyền thống hiếu học của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác. Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu (1070) và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông (1066 – 1127) là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta.
Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?
Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em – những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.