Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 2 lớp 9

Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 9: So sánh ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 với Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946?

Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 9: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược bắt đầu thời điểm nào? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh?

Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược bắt đầu thời điểm nào? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh?

Câu 2. So sánh ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 với Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946?

Câu 3. Cuộc tập kích chiến lược B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm mục đích gì? Thắng lợi của quân dân ta giành được trong trận chiến đấu chống tập kích của Mĩ như thế nào? Ý nghĩa của thắng lợi đó?


Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược bắt đầu thời điểm nào? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh?

 Ngay sau khi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Minh được ban ra, đêm 19 – 12 – 1946 tiếng súng kháng chiến bắt đầu với hưởng ứng của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Hà Nội.

– Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Lời kêu gọi vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa.

+ Nhân dân ta quyết tâm chiến đấu để bảo vệ độc lập tự đo.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện, trường kì.

+ Khẳng định niềm tin tất thắng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 2. So sánh ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ với Hiệp định bộ 6-3-1946?

– Hiệp định Sơ bộ, ta đã có thêm được một thời gian hòa hoãn cần thiết để khẩn trương chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài mà ta biết không thể nào tránh khỏi.

– Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương, buộc Pháp rút hết quân đội về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng ở Đông dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình trên phạm vị toàn thế giới.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. * Cuộc tập kích chiến lược B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm mục đích:

– Tàn phá một số khu vực đông dân cư, nhất là Hà Nội, Hải Phòng hòng gây hoang mang trong nhân dân ta và làm áp lực, buộc ta phải hạ thấp một số điều khoản trong dự thảo Hiệp định Pari mà ta đã đưa ra và Mĩ đã châp thuận.

– Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn nguồn tiếp tế của miền Bắc đối với miền Nam, phá kế hoạch đánh lớn của ta sau này ở miền Nam.

– Gây tổn thất lớn về người và của, làm cho ta mất nhiều thời ệian khắc phục hậu quả và do đó không đủ sức tiêp tục cuộc kháng chiên cho miên Nam.

– Tạo điều kiện cho ngụy quân, ngụy quyền có thời gian tương đối ổn định để tăng cường lực lượng, tạo thế mạnh cho một giải pháp chính trị sau này, đồng thời răn đe các nước đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Thắng lợi của nhân dân ta:

– Cuộc tập kích 24 trên 24 giờ trong ngày, bắt đầu từ 18 – 12 – 1972 đến 28-12 -1972. Trong 12 ngày đêm Mĩ đã rải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu phía Bắc vĩ tuyến 20 một khối lượng bom đạn 10 vạn tấn (riêng Hà Nội 4 vạn tấn) với sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản năm 1945.

– Nhờ đoán được âm mưu của địch, từ đó có sự chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện quân dân ta ở miền Bắc đã đánh trả địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiên lược làm nên trận “Điện Biên Phủ” trên không.

– Ngày 30 – 12 – 1972, Chính phủ Mĩ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, và đến ngày 15 -1-1973 thì tuyên bố ngừng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc để kí với Chính phủ ta Hiệp định Pari.

– Quân dân miền Bắc đã bắn rơi gần 740 máy bay các loại, cùng với hàng trăm giặc lái bị loại khỏi vòng chiến đấu. Riêng trận “Điện Biên Phủ” trên không miền Bắc bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B52 (Hà Nội bắn rơi 28 chiếc, trong đó có 23 B52).

Ỷ nghĩa:

– Trận Điện Biên Phủ trên không đã đập tan ý đồ của Mĩ muốn dùng sức mạnh giành thắng lợi quân sự quyết định trên chiến truờng để có thắng lợi trên đàm phán.

– Buộc Mĩ – ngụy phải kí kết Hiệp định Pa-ri về chấm dút chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)