Trang Chủ Lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9

Kiểm tra Văn lớp 9 hết học kì 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản; Tìm các từ thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn (2) … trong Kiểm tra Văn lớp 9 hết học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. ĐỌC HIỂU (4.0đ)

Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng song cũng có những mặt trái nhất định.

(2) Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng … và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng …

(3) Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng công nghệ là thường xuyên, như một phần không thể thiếu. Vào mạng để làm việc, học tập, tìm kiếm thông tin; ngoài ra còn trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn … Việc chia sẻ buồn vui trên blog, các trang mạng xã hội đang trở thành “cơn sốt”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ hiện đại mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫy, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho đọc sách, gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi, … thì bây giờ lại gặp nhau qua màn hình máy tính, smartphone,…- một thế giới ảo. Việc đó vô tình khiến chúng ta dần đánh mất những bản năng vốn có của con người. Đến khi phải đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.

(Theo duonggcv.wordpress.com)

1.. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

2. Tìm từ trái nghĩa của các từ: nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ, thật.

3. Nội dung chính của văn bản

4. Tìm các từ thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn (2)

5. Em hiểu thế nào là thế giới ảo?

II. LÀM VĂN (6.0đ)

Chọn một trong hai đề.

Đề 1: Thuyết minh về một nghề thủ công hoặc đặc sản quê em.

Đề 2: Cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)


I. ĐỌC – HIỂU

1. – Phương thức: Nghị luận

Advertisements (Quảng cáo)

2. – Trái nghĩa với “nhanh chóng”: chậm chạp

– Trái nghĩa với “dễ dàng”: khó khăn

– Trái nghĩa với “mạnh mẽ”: yếu đuối

– Trái nghĩa với “ảo”: thật

3. – Nội dung chính: Công nghệ hiện đại đối với cuộc sống con người

4. – Trường từ vựng công nghệ: điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng

5. – Thế giới ảo: là một mạng lưới xã hội của các cá nhân tương tác thông qua các phương tiện truyền thông cụ thể, có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính trị để theo đuổi lợi ích, hay mục tiêu chung.

II. LÀM VĂN

Đề 1: Phương pháp: phân tích, số liệu, so sánh, liệt kê,…

Cách giải:

Yêu cầu chung:

– Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật.

– Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.

– Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.

– Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.

– Trình bày sạch đẹp.

Yêu cầu riêng:

1. Mở bài: Giới thiệu về nón lá

Advertisements (Quảng cáo)

2. Thân bài

* Khái quát

– Nón lá có hình chóp

– Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị

– Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống

* Chi tiết

–  Nguồn gốc: Từ 2500 – 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh.

– Cấu tạo nón lá:

+ Nón lá thường có hình chóp hay tù.

+ Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,… giữ cho lá với khung bền chắc.

+ Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v…

+ Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

–  Cách làm nón:

+ Xử lí lá nón

+ Làm khung nón

+ Làm nón

– Phân loại nón

+ Nón ngựa hay nón Gò Găng: Nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.

+ Nón quai thao: Được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.

+ Nón bài thơ: Được sản xuất từ Huế

+ Nón dấu

+ Nón rơm

+ Nón cời

* Công dụng

– Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….

– Trong nghệ thuật: Dùng để múa, vẽ,….

– Trong giá trị tinh thần: Nón là một vật dùng để làm quà, hay quảng bá về văn hóa Việt Nam với các du khách.

3. Kết bài: Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về nón lá.

Đề 2: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

* Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

* Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm:

+ Tám câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh khơi gợi một nỗi buồn và nỗi buồn tác động lại cảnh khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn và nỗi buồn ngày một mãnh liệt hơn. Mỗi cặp lục bát là một cảnh, tám câu thơ tạo thành bộ tứ bình cảnh sắc – tâm trạng độc đáo.

+ Lần lượt phân tích từng cảnh:

+ + Cảnh chiều tà bên bờ biển với cánh buồm thấp thoáng gợi nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà trong cảnh tha hương.

+ + Cánh “hoa trôi man mác” gợi nỗi xót xa cho duyên phận, số phận nổi nênh, vô định.

“Nội cỏ rầu rầu” gợi nỗi buồn chán, vô vọng.

+ + Tiếng sóng ầm ầm gợi nỗi bàng hoàng, lo sợ trước những tai ương đang dồn dập truy đuổi và như sắp dội xuống đời Kiều.

+ Điệp ngữ “buồn trông” liên kết bốn cảnh tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của tâm trạng, của khúc ca buồn thảm trong lòng Kiều.

* Vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm:

– Diễn tả tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều.

– Khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Du.

3. Kết bài: Suy nghĩ cảm nhận chung về đoạn thơ.

Advertisements (Quảng cáo)