1. (2,5đ)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 1999
Tiêu chí |
Đơn vị tính |
Đông Bắc |
Tây Bắc |
Cả nước |
Mật độ dân số |
Người/km2 |
136 |
63 |
233 |
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên |
% |
1,3 |
2,2 |
1,4 |
Tỉ lệ hộ nghèo |
% |
17,1 |
13,3 |
|
Thu nhập bình quân đầu người một tháng |
Nghìn đồng |
210,1 |
295,0 |
|
Tỉ lệ người lớn biết chữ |
% |
89,3 |
73,3 |
90,3 |
Tuổi thọ trung bình |
Năm |
68,2 |
65,9 |
70,9 |
Tỉ lệ dân số thành thị |
% |
17,3 |
12,9 |
23,6 |
a) So sánh các chỉ số về dân cư, xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ với cả nước.
b) Nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc.
2. (2 điểm) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế?
3. (2đ) Hãy cho biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Bắc Trung Bộ và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
4. (1,5đ) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết:
a) Duyên hải Nam Trung Bộ có các trung tâm công nghiệp nào? Những trung tâm nào lớn hơn cả?
Advertisements (Quảng cáo)
b) Cơ cấu công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Nêu tên các ngành công nghiệp phát triển mạnh của vùng.
5. (2đ) Vì sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch?
1.. (2,5đ) a) So với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều, GDP/người bằng một nửa, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn.
b) So sánh Đông Bắc với Tây Bắc:
– Khu vực Tây Bắc có nhiều chỉ số thấp hơn Đông Bắc: GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.
Advertisements (Quảng cáo)
– Chỉ tiêu của Tây Bắc cao hơn Đông Bắc là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
2. (2đ) – Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.
+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể: đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch.
– Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
3. (2đ) – Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, giáp Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Lào, Biển Đông.
– Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang đông – tây của Tiểu vùng sông Mê Công, có khả năng phát triển kinh tế đa ngành.
4. (1,5đ) a) Các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Các trung tâm lớn: Đà Nẵng, Nha Trang.
b) Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: chế biến nông sản, dệt may, cơ khí, sản xuất giấy,…
5.. (2đ) – Tây Nguyên giàu tiềm năng phát triển du lịch: khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao địa hình, khí hậu ở các cao nguyên cao mát mẻ kết hợp với thiên nhiên phong cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thoại, các vườn quốc gia tạo nên thế mạnh phát triển du lịch sinh thái.
– Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều thành phần dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho,… có truyền thống đoàn kết, có ban sắc văn hóa đa dạng, phong phú và góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú.
– Vùng có nhiều thành phố là những trung tâm du lịch nổi tiếng: Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku,…