I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời theo phương án đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
1. Tinh đồng chí, đổng đội của người lính trong bài thơ Đồng chí hình thành từ những cơ sở nào?
A.Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
B.Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
C.Được nảy sinh từ mục. đích, chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
D. Cả A, B và C.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã đạt giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ vào năm nào?
A. 1945. B. 1956.
C. 1969. D. 1980.
3. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?
A. Khi đi sơ tán.
B. Khi giặc đốt làng
C. Khi nhà thơ đi bộ đội.
D. Khi đi học nước ngoài.
4. Người mẹ Tà-ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm có những tình cảm nào?
A. Yêu con thắm thiết.
B. Yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
C. Nặng tình thương dân làng, bộ đội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
5. Tại sao “Ánh trăng im phăng phắc” trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy lại làm cho uta giật mình”?
A. Vì trăng rất cao và xa.
B. Vì trăng gợi lại kỉ niệm.
C. Vì trăng bao dung, nhân hậu mà mình là kẻ vô tình.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Vì ta vốn hay giật mình.
6. Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
A. Bé Thu.
B. Người bạn ông Sáu.
C. Ông Sáu.
D. Tác giả.
7. Sa Pa bắt đầu hiện ra trong mắt người hoạ sĩ với chi tiết nào?
A. Những đám mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương.
B. Những rặng đào, và những đàn bò lang cổ có đeo chuông.
C. Những hàng cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
D. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc.
8. Nhận xét nào không đúng với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long?
A. Truyện có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, tự sự và nghị luận.
B. Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp.
C. Truyện xây dựng được những tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp.
D. Truyện khẳng định vẻ đẹp người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Advertisements (Quảng cáo)
II. PHẦN Tự LUẬN: (6đ)
1.: (4đ)
Vẻ đẹp thơ mộng và hùng tráng của bức tranh lao động được thể hiện trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận như thế nào? Hãy phân tích.
2. (2đ)
Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức đặc sắc. Hãy nêu rõ tình huống ấy và chỉ rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, chủ đề truyện.
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm – Mỗi câu đúng đạt 0,5đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
C |
D |
D |
C |
B |
B |
C |
II. Phần tự luận: (6đ)
1.: (4đ)
* Yêu cầu cần đạt:
Chỉ ra vẻ đẹp thơ mộng và hùng tráng của bức tranh lao động được thể hiện trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận:
1. Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi tràn đầy niềm lạc quan:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
– Hình ảnh đoàn thuyền đẹp vì có sự hoà kết giữa thực và ảo. Hình ảnh thơ thấm đầy cảm hứng lãng mạn:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Thuyền như bay lên chạm tới trăng sao. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.
2. Thuyền và biển, con người và thiên nhiên, vũ trụ hoà hợp.
– Không khí lao động khẩn trương:
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
– Thiên nhiên cùng góp sức với con người trong lao động, khám phá vũ trụ “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”.
3. Hình ảnh người lao động:
– Vẻ đẹp khỏe mạnh, rắn rỏi của người đánh cá: “Ta kéo xoăn tay chùm cả nặng…”. “Kéo xoăn tay đặc tả động tác kéo lưới rất căng, khỏe và đẹp.
– Miêu tả khí thế lao động và niềm hăm hở, lạc quan của người lao động.
– Xuyên suốt bài thơ là âm thanh của tiếng hát (4 lần):
– Câu hát căng buồm cùng gió khơi
– Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng.
– Ta hát bài ca gọi cá vào.
– Câu hát căng buồm với gió khơi.
Tiếng hát vang lên trên biển cùng với nhịp điệu lao động hào hứng hăng say.
– Trong cuộc chạy đua với thiên nhiên, con người – những chủ nhân của cuộc sống mới đã thắng.
⟶ Âm hưởng chung của bài thơ chính là âm hưởng hào hùng, lạc quan, khỏe khoắn; thể hiện niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động làm chủ cuộc đời. Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả với cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân cho sức sống cần lao. Chính họ đã viết lên bài ca về cuộc sống mới, về đức tính cần cù, tinh thần lạc quan trong lao động.
2. (2đ)
1. Tình huống truyện: Ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông theo giặc từ những người dân tản cư.
2. Tác dụng của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và chủ đề truyện:
– Đây là tình huống gay cấn trong việc thể hiện nội dung và chủ đề truyện.
– Là nút thắt của câu chuyện, gây ra những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai tạo điều kiện để ông bộc lộ tính cách và phẩm chất.
– Tình huống này góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng hoà quyện với lòng yêu nước, trung thành với cách mạng của ông Hai.
Tình huống này thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Kim Lân trong cách xây dựng truyện.