1.: (1,5đ) Điền tên tác phẩm, tác giả hoặc đoạn trích trong truyện trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cho phù hợp với từng thể loại sau:
Thể loại |
Tác phẩm (đoạn trích) |
Tác giả |
Truyện truyền kì |
|
|
Truyện thơ Nôm |
|
|
Tùy bút |
|
|
Tiểu thuyết lịch sử, chương hồi |
|
|
2.: (3,5đ) Nêu điểm giống nhau và khác nhau của nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Ghi lại một số câu thơ trong những đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du có sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã học.
3.: (5đ) Chép theo trí nhớ đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn từ “Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ… Hàn Giang”.
Phân tích quan niệm sống của ông Ngư để thấy rõ lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm qua bài thơ.
1.: (1,5đ)
Điền đúng và đủ tên tác phẩm, tác giả theo trình tự
Thể loại |
Tác phẩm (đoạn trích) |
Tác giả |
Truyện truyền kì |
Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục) |
Nguyễn Dữ |
Truyện thơ Nôm |
Truyện Kiều Truyện Lục Vân Tiên (Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn) |
Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu |
Tùy bút |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh |
Phạm Đình Hổ |
Tiểu thuyết lịch sử, chương hồi |
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) |
Ngô gia văn phái |
2.: (3,5đ) Điểm giống nhau và khác nhau của nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
– Điểm giống nhau: Giống nhau ở tả cảnh thiên nhiên.
Advertisements (Quảng cáo)
– Khác nhau: Qua tả cảnh để thể hiện tình cảm.
* Nghệ thuật tả cảnh:
– Đối tượng của tả cảnh: Cảnh thiên nhiên.
– Mục đích của tả cảnh: Tái hiện bức tranh thiên nhiên sinh động, làm nền cho nhân vật hoạt động…
3. Chép lại đoạn thơ:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Advertisements (Quảng cáo)
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm,
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
Ông Ngư là người lao động chất phác, nhân hậu, vừa là hình ảnh một nho sĩ bình dân coi thường danh lợi, giàu lòng nhân nghĩa, yêu tự do và thanh cao. Sống giữa thời loạn lạc, nhân vật ông Ngư cũng là nhân vật lí tưởng phát ngôn lẽ sống và tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu