Đề bài: Giới thiệu về cuộc đời và thơ văn của Tản Đà
MB:
– Tản Đà được coi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX.
– Tản Đà có thơ ngông, thơ buồn, thơ say, thơ lãng mạn… nhưng tất thảy đều thể hiện tấm lòng yêu nước thương nòi.
TB:
– Tản Đà từng thi hỏng hai khóa ở trường thi Nam Định. Sau đó ông có dịp được đọc các tân thư Trung Quốc dịch người Thái Tây và rất ham đọc báo chí Trung Quốc. Sự nghiệp làm báo của Tản Đà bắt đầu được khơi gợi từ đây.
– Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở “Đông Dương tạp chí”, năm 1915.
Advertisements (Quảng cáo)
– Tản Đà sáng tác đủ loại thơ, văn, truyện, ca kịch, các làn điệu dân ca, từ khúc, diễn ca, dịch văn học cổ điển Trung Quốc như thơ Đường và Kinh Thi, chú giải Truyện Kiều…
– Tác phẩm: Khối tình con, Giấc mộng lớn, Còn chơi; thơ trên các báo và An Nam tạp chí, Thần tiền, Lên sáu, Lên tám, Tản Đà tản văn, Tản Đà tùng văn, Truyện thế gian, Nhàn tưởng, thơ Tản Đà…
– Tản Đà là người học chữ Hán, theo lối học cử nghiệp, vốn quen thuộc với văn sách, với phú, với lối văn tứ lục, với thơ luật Đường… thế là mà ông văn xuôi lại rất hay, rất sắc sảo, rất nhuần nhuyễn, thuần thục.
– Văn xuôi Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội đương thời bằng một lối văn giàu tính nghệ thuật, hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật và có bản sắc riêng.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Tản Đà là người thích mở rộng, và có một trí tưởng tượng rất phong phú, song nhiều khi mơ mộng, tưởng tượng chỉ là những yếu tố thi pháp trong cá tính sáng tạo của ông, và điều đó không hề làm giảm giá trị phản ánh hiện thực xã hội và ý nghĩa phê phán của tác phẩm.
+ Trong nhiều bài văn ngắn, tùy bút, bút kí, nghị luận, ngọn bút Tản Đà có khi chẳng cần bóng gió mà đả kích trực diện vào bọn quan lại bất lương, vào tầng lớp trên vô liêm sỉ, đồng thời tỏ ý bênh vực những người nghèo khổ, lương thiện, ca ngợi lòng yêu nước, thương nòi.
+ Văn xuôi Tản Đà còn có những thiên tùy bút, bút kí, tiểu phẩm, chan chứa tình cảm nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện sự thông cảm sâu sắc với những nỗi khổ nhục của đồng bào trong kiếp sống nô lệ, lầm than.
– Trong lĩnh vực thi ca, thơ Tản Đà là thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng, không lẫn vào đâu được.
– Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới như các nhà thơ mới lớp sau ông. Nhưng rõ ràng, ông là nhà thơ đã có tư tưởng cách tân, có nhiều tìm tòi, sáng tạo và mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn sáo cũ.
– Bao trùm và sâu lắng trong hồn thơ Tản Đà là cái điệu buồn vẩn vơ, cái nỗi sầu man mác và cái tình bâng khuâng, những yếu tố muôn đời chủ nghĩa lãng mạn.
– Là một người dân mất nước, lo cho vận mệnh của Tổ quốc, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nói đến các anh hùng dân tộc, nói đến vong quốc, nói đến giống nòi Tiên Rồng… thể hiện tư tưởng yêu nước một cách kín đáo.
KB:
Tản Đà là nhà thơ thân thương của xứ Đoài như ông đã tự khẳng định: “Tôi là người gì? Ở phía Nam Đông Á, ở phía bắc Việt Nam, ở phía tây Bắc Kì, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!”
Tản Đà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tiêu biểu, như ngôi sao khuê rực sáng của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Và ông hoàn toàn xứng đáng như đánh giá của nhà thơ Xuân Diệu: “Tản Đà là người thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại”.