Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Bài tập SGK Hóa 9

Giải bài 1,2,3, 4 trang 160 SGK Hóa 9: Protein

Bài 53 – Hóa 9: Giải bài  tập sgk 1, 2,3,4 trang 160 đầy đủ nhất.

1. Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào các dấu chấm:

a) Các pro-tein đều chứa các nguyên tố…

b) Pro-tein có ở… của người, động vật, thực vật như…

c) Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, pro-tein… tạo ra các amino axit.

d) Một số pro-tein bị … khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất.

Đáp án: a) cacbon, hiđro, oxi, nitơ

b) Mọi bộ phận cơ thể; thịt,cá,rau,quả,tóc, móng,sữa,trứng

c) Thủy phân

Advertisements (Quảng cáo)

d) Đông tụ


Bài 2: Hãy cho giấm (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích.

Khi cho giấm hoặc chanh (đều có chứa axit) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành (đều có chứa protein), thì sữa bò và sữa đậu nành bị vón cục, đó là do có sự đông tụ của protein.


Bài 3: Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một được dệt bằng sợi tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng.

Advertisements (Quảng cáo)

 Đốt hai mảnh lụa, mảnh nào khi cháy có mùi khét là mảnh dệt từ tơ tằm (có chứa protein), không có mùi khét là mảnh dệt bằng sợi chế từ gỗ bạch đàn (có chứa xenlulozơ)


Bài 4  trang 160 SGK Hóa 9: a) So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, cấu tạo phân tử của axit aminoaxetic (H2N – R – COOH) với axit axetic.

b) Hai phân tử axit aminoaxetic kết hợp với nhau bằng cách tách -OH của nhóm -COOH và

– H của nhóm – NH2. Hãy viết phương trình hóa học.

Giải bài 4:

a) – Về cấu tạo phân/tử:

Giữa H2N – R – COOH và CH3 – COOH:

Giống nhau: đều chức C, H, O và phân-tử có nhóm – COOH

Ở amino axit còn có nguyên tố N và phân-tử còn có nhóm – NH2.

– Về thành phần nguyên tố:
Giống nhau: Đều chứa cacbon, hiđro,oxi
Khác nhau: Trong phân tử axit aminoaxetic ngoài ba nguyên tố trên còn có nguyên tố nito

b) PTHH của phản ứng giữa hai amino axit:

2016-05-19_135040

Advertisements (Quảng cáo)