I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Câu nào sau đây không đúng?
A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ
B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải..
C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu trong động mạch.
D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất xuống tâm nhĩ
2. Những cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thế
A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
B. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp
C. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết
D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa
3. Khi bị bỏng, da phồng lên chứa ở trong một chất nước,hoặc khi bị một vết thương, sau khi máu đã đông cũng có một chất nước vàng chảy ra. Chất nước vàng này là gì ?
A. Bạch huyết B. Hêmôglôbin (Hb)
C. Tơ máu D. Bạch cầu
4. Một đĩa tiết đông, thấy trên mặt có màu đỏ sậm là do:
A. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí.
B. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí.
C. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí.
D. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí
5. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây ?
Advertisements (Quảng cáo)
A. 0,8 giây B. 0,5 giây
C. 0,3 giây D. 0,1 giây
6. Máu sau khi đã lấy O2, thải CO2 ở phổi được vận chủ yều về ngăn nào của tim?
A. Tâm nhĩ phải B. Tâm thất phải
C. Tàm nhĩ trái D. Tâm thất trái
7. Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phân của cơ thể?
A. Động mạch phổi B. Tĩnh mạch phổi
C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ
8. Cách truyền máu nào sau đây sẽ gây hiện tượng kết dính ?
A. Máu O →AB C. Máu B → B
C. Máu A → AB D. Máu A → O
II. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1. Trình bày cấu tạo một xương dài
Câu 2. Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Advertisements (Quảng cáo)
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
A |
A |
C |
A |
C |
C |
D |
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. Cấu tạo một xương dài:
Quan sát một xương dài chẻ dọc gồm có:
– Thân xương: hình trụ dài, bên trong rỗng là ống xương.
+ Màng xương: mỏng, tạo ra mô xương cứng.
+ Mô xương cứng: có ở thân xương, ở giữa rỗng tạo thành ống chứa tùy. Ở trẻ con chứa tủy đỏ (tạo ra hồng cầu) còn ở người lớn chứa tủy vàng (dự trừ mỡ). Chịu lực, đảm bảo vững chắc.
+ Khoang xương: chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu và chửa tuỷ vàng ở người lớn.
– Đầu xương:
+ Sụn bọc hai đầu xương (sụn khớp): giảm ma sát trong khớp xương
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp vòng cung với những ngăn lớn chứa tủy đỏ. Phân tán lực tác động. Nhờ vậy mà xương rát cứng và chịu được những chấn động.
Câu 2. Cấu tạo và hoạt động của tim:
Cấu tạo tim:
Tim có hình chóp lớn bằng nắm tay.
Cắt đôi tim theo chiều dọc, ta thấy:
– Bọc ngoài là một màng tim cấu tạo bởi mô liên kết: mặt trong màng tim tiết một chất dịch giúp tim hoạt động dễ dàng.
– Tim được cấu tạo bởi cơ tim. Thành các khoang tim có độ dày không giống nhau:
+ Thành tâm thất dày hơn tâm nhĩ.
+ Thành tâm nhĩ trái và tâm thất trái dày hơn thành của tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
Mặt trong tim được lót bằng 1 lớp màng mỏng
– Van tim:
+ Van nhĩ thât để máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
+ Van động mạch để máu từ tâm thất ra động mạch.
*Sự hoạt động của tim:
Ở người, tim co bóp theo một chu kì rất nhịp nhàng, mỗi chu kì co bóp tim là 0,8 giây. Mỗi chu kì co bóp gồm:
– Pha nhĩ co: 0,1 giây
1 lai tậm nhĩ cùng co,,đấy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
– Pha thất co: 0,3 giây
Hai tam that cung co, đây máu vào động mạch phổi và động mạch chủ
– Pha dãn chung: 0.4 giây
Tim nghỉ ngơi, toàn bộ tim dãn ra.
Ở người bình thường có nhịp tim đập 70 – 75 lần/1 phút.