Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Bài tập Địa lí 8

Bài 24. Vùng biển Việt Nam – Địa lí 8: Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta?

Bài 24 Địa lí lớp 8: Vùng biển Việt Nam.. Giải bài 1, bài 2, giải bài tập lí thuyết trang 91 . Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?.

Câu hỏi 1 – Mục 1 – Bài học 24 –

Em hãy tìm trên hình 24.1 (SGK trang 87) vị trí các eo biển và các vịnh nêu trên.
Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc gia nào?

– Tìm trên hình 24.1 vị trí các có biển: Ma-lắc-ca, Gas-pa, Ca-li-man-la, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan. Quỳnh Châu; các vịnh biển: vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.
– Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2 tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.


Câu hỏi 2 – Mục 1 – Bài học 24 –

Quan sát hình 24.2 (SGK trang 88), em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?

– Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1 có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).

Advertisements (Quảng cáo)

– Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ bắc vào nam.

– Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam giảm dần từ bờ ra ngoài khơi; còn ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nhiệt độ nước biển tầng mặt lại tăng dần từ bờ ra ngoài khơi.


Câu hỏi 3 – Mục 1 – Bài học 24 –

Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 89), em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?

Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.

Advertisements (Quảng cáo)


Câu hỏi 1 – Mục 2 – Bài học 24 –

Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?

– Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
– Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
– Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
– Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.


Câu hỏi 2 – Mục 2 – Bài học 24 –

Em hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta.

Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là bão, sạt lở bờ biển…


Câu hỏi 3 – Mục 2 – Bài học 24 –

Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn.


Bài 1 : Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.

– Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
– Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam.
– Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 – 1300mm/năm.


Bài 2 : Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

– Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,…), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh… thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển…
– Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển..

Advertisements (Quảng cáo)