I. Phần đọc – hiểu: (3đ)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em…Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.
Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi .
(“Cuộc chia tay của những con búp bê” –Khánh Hoài)
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1đ)
2. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.(1đ)
3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:
“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. ”(1đ)
Phần II: Tập làm văn (7đ)
1. (2đ) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện niềm vui của mình khi được sống trong tình yêu thương của gia đình.
Advertisements (Quảng cáo)
2. (5đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
I. Phần đọc – hiểu:
1.. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : tự sự
2.. Nội dung của đoạn trích: Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em Thành và Thủy
3. Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa của hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy.
Phần II: Tập làm văn
1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
Advertisements (Quảng cáo)
b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu niềm hạnh phúc của em khi hưởng tình yêu thương của gia đình.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
– Niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người là có gia đình: cha mẹ và người thân bên cạnh chúng ta. Niềm vui sướng khi được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình được đi học, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ…
– Kể một số việc làm và hành động của em thể hiện tình yêu với cha mẹ: giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà, chăm sóc những lúc cha mẹ mệt hoặc ốm đau; tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách,…
– Ai còn cha mẹ xin đừng làm cha mẹ khóc vì với riêng bản thân em, cha mẹ là điều tuyệt vời nhất và là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà em có được.
2. 1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.
– Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.
2. Thân bài:
Nêu cảm nghĩ cụ thể về:
a. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:
– Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.
– Điệp từ “lồng” được nhắc lại hai lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo…
b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:
– Điệp ngữ “chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước)
– Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
– Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: khâm phục, yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ…