Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 7: Trùng roi xanh giống tế hào thực vật ở chỗ nào?

Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 7. Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng toả tròn. Đây là đặc điểm của loài nào?

I. TRẮC NGHIỆM (4đ)

1. Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong mỗi câu sau đây:

       ….  1- Trai xếp vào ngành thân mềm vi có thân mềm, không phân đốt.

       ….  2- Cơ thể trai gồm 3 phẩn: đầu trai, thân trai, chân trai.

        …. 3- Những động vật thuộc lớp giáp xác đều có ích.

       ….  4- Bọ cạp, ve bò, nhện đỏ hại bônu là những động vật có hại.

       ….  5- Tôm sông được xếp vào ngành chân khớp vì có phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.

       ….  6- Cơ thể nhện chia làm 3 phần: đầu. ngực, bụng.

       ….  7- Cơ thể châu chấu có 3 phần: đầu. ngực, bụng.

       ….  8- Châu chấu hô hấp bàng ống khí, hệ thần kinh cổ hạch não và chuỗi hạch bụng.

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trùng roi xanh giống tế hào thực vật ở chỗ:

A. Có thành tế bào

B. Có điểm mắt

C. Có diệp lục

D. Có không bào lớn

2. Giun đũa khác giun kim ở điểm:

A. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu

B. Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

C. Chi kí sinh ở 1 vật chủ

D. Dài 20-25cm, màu hồng, trơn, óng ánh

3.  Sán lông khác với sán lá gan ở chỗ:

A. Cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng

Advertisements (Quảng cáo)

B. Có mắt và lông bơi

C. Có đối xứng 2 bên

D. Có giác bám phát triển

4. Nơi kí sinh của giun đũa là:

A. Ruột non                   B. Ruột già

C. Ruột thẳng                D. Tá tràng

5. Đặc điểm nào dưới đây không có ở trai ?

A. Vỏ có 3 lớp

B. Có khoang áo

C. Miệng có tua dài và tua ngắn

D. Có tấm mang

6. Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?

A. Các chân hàm

B. Các chân ngực

C. Các chân bụng

D. Tấm lái

Advertisements (Quảng cáo)

7. Loài động vật nguyên sinh kí sinh ở tltành ruột người là:

A.Trùng sốt rét

B. Trùng kiết lị

C. Trùng roi kí sinh

D. Trùng giày

8. Cơ thể hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra. Cơ thể có đối xứng toả tròn. Đây là đặc điểm của:

A. San hô                         B. Sứa

C. Hải quỳ                       D. Thuỷ tức

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. So sánh hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô.

2. Vai trò của giun đốt ?

3. Trình bày các bước tiến hành mổ tôm sông.

4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào ? Nêu ích lợi của giun đất đối với đất trồng.

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1.

1- Đ;                            2 – S;                         3 – S;                  4 – S;

5 – Đ;                           6 – S;                          7 – Đ;                 8 – Đ.

2.

Câu

1

3

4

5

6

7

8

A

X

B

X

X

C

X

X

X

D

X

X

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. Hình thức sinh sản vô tính ở thuỷ tức và san hô hoàn toàn giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở chỗ:

Ở thuỷ tức khi trưởng thành chồi tách ra thành cơ thể sống độc lập. Còn ở san hô chồi cứ tiếp tục dính với bố mẹ để tạo thành tập đoàn.

Câu 2: Vai trò của giun đốt :

– Lợi ích:

+ Làm thức ăn cho người: rươi,…

+ Làm thức ăn cho động vật: giun đỏ. giun đất, rươi…

+ Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ: giun đất, rươi,…

– Tác hại: Hút máu người và động vật: đỉa, vắt…

3. Các bước tiến hành mổ tôm sông :

– Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ.

– Đổ ngập nước cơ thể tôm.

– Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bở ngoài và bắt đầu quan sát.

4. – Sự thích nghi của giun đất với đời sống chui luồn trong đất.

+ Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triền

+ Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.

– Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt

+ Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất

+ Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thề giun thải ra.

Advertisements (Quảng cáo)