I.TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Tua miệng ở thuỷ tức có nhiều tế bào gai có chức năng:
A. tự vệ và bắt mồi
B. tấn công kẻ thù
C. đưa thức ăn vào miệng
D. tiết ra men tiêu hoá thức ăn.
2. Do thói quen nào mà giun kim khép kín được vòng đời ?
A. Ăn quà vặt
B. Đi chân không
C. Ăn rau sống
D. Mút tay bị bẩn
3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của sứa ?
A.Cơ thể hình dù
B. Cơ thể hình trụ
C. Thích nghi đời sống bơi lội
D. Có tầng keo giúp dễ nổi trên mặt nước.
4. Giun móc câu nguy hiểm vì chúng kí sinh ở
A. gan B. ruột non
Advertisements (Quảng cáo)
C. tá tràng D. hậu môn
5. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng:
A. giúp giun đũa không bị loài khác tấn công
B. giúp cho giun sống được ở môi trường ngoài cơ thể
C. giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hoá trong ruột non người.
D. Câu A, B và C đều đúng.
6. Đặc điểm để phân biệt giun dẹp sống kí sinh với giun dẹp sống tự do là:
A. Cơ thể dẹp
B. Có giác bám
C. Chưa có hậu môn
D. Cả A, B và C đúng.
7. Cơ thể…………… là một tế bào có kích thước hiển vi (xấp xỉ 0,05mm).Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
Advertisements (Quảng cáo)
A. trùng đế giày
B. trùng biến hình
C. trùng roi xanh
D. trùng kiết lị
2. Em hãy cho biết tên các đại diện của ngành Giun dẹp trong hình dưới đây:
A……………….. B…………………… C……………………..
II.TỰ LUẬN (5đ)
1. Hãy kê tên các đại diện thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt mà em đã đưọc học.
2. Do đâu trùng roi vừa có khả nãng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng ?
3. Thuỷ tức có mấy hình thức sinh sản? Hình thức nào là chủ yếu nhất ? Khi nào ?
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
A |
X |
|
|
|
|
|
|
B |
|
|
X |
|
|
X |
|
C |
|
|
|
X |
X |
|
X |
D |
|
X |
|
|
|
|
|
2. Tên các đại diện của ngành Giun dẹp theo thứ tự sau:
A.Sán bã trầu
B.Sán dây
C.Sán lá máu
II. TỰ LUẬN (5đ)
1. Tên các đại diện thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt mà em đã được học: – Ngành Giun dẹp: Sán lông, sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.
– Ngành Giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun móc, giun rễ lúa, giun chỉ
– Ngành Giun đốt: Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi.
2. Trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng là do:
– Trùng roi có chứa diệp lục tố trong tế bào nên có thể thực hiện quang hợp khi có ánh sáng mặt trời, do vậy chúng tự dưỡng.
– Khi không có ánh sáng mặt trời, trùng không thể quang hợp được chúng sẽ mất dần màu xanh lá và sống dị dưỡng bằng cách sử dụng chất hữu cơ như các động vật khác.
3. * Thuỷ tức có 2 hình thức sinh sản:
– Vô tính: sinh sản mọc chồi và tái sinh:
+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi, thuỷ tức sinh sản bằng cách mọc chồi.
+ Thuỷ tức còn có khả năng tái sinh từ một phần cơ thể.
– Hữu tính: khi điều kiện môi trường bất lợi, thuỷ tức sinh sản hữu tính: trứng thụ tinh từ tinh trùng của thuỷ tức khác rồi phân cắt nhiều lần tạo thuỷ tức con.
* Hình thức sinh sản vô tính là chủ yếu.