Đề kiểm tra cuối kỳ 2 lớp 6 môn Lý gồm 5 câu tự luận, có đáp án. Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ minh họa? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Môn: Vật lí 6
Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất chất lỏng? Cho ví dụ và ứng dụng trong thực tế.
Câu 2: (1.5 điểm) Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí?
Câu 3: (2,0 điểm)
Advertisements (Quảng cáo)
a) Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ minh họa? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 4: (2,0 điểm)
a) Tính 500C ứng với bao nhiêu 0F.
b) Tính 1130F ứng với bao nhiêu 0C.
Câu 5: (3,0 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Thời gian(phút) | 0 | 3 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 |
Nhiệt độ (0C) | -6 | -3 | 0 | 0 | 0 | 3 | 6 | 9 |
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy ?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu |
Đáp án |
Thang điểm |
Câu 1
(1,5 điểm) |
– Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. | 1,0 điểm |
– Ví dụ: khi đun nước nếu ta đỗ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài,… | 0,25 điểm | |
– Vận dụng: để ta đóng các chai nước ngọt không quá đầy, nấu nước không nên đỗ thật đầy,… | 0,25 điểm | |
Câu 2
(1,5 điểm) |
– Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. | 1,0 điểm |
– Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. |
1,0 điểm | |
Câu 3
(2,0 điểm) |
– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. | 1,0 điểm |
– Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng. | ||
– Ví dụ: Vận dụng sự bay hơi và sự ngưng tụ để người ta chưng cất rượu, nước, … | ||
Câu 4
(2,0 điểm) |
||
Câu 5
(2,0 điểm) |
a, Vẽ đúng đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể Rắn Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể Rắn và lỏng Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng |
1,5 |