I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Từ đoạn thơ sau:
“…Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc…”
(Trích Mưa: – Trần Đăng Khoa)
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1: Đoạn trích dùng phương thức biếu đạt:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Miêu tả
B. Giới thiệu sự vật
C. Tự sự
D. Tự sự kết hợp biểu cảm.
2: Câu “Chớp rạch ngang trời khô khốc” có dùng phép nhân hóa.
A. Đúng
B. Sai.
3: Câu “ Bụi tre tần ngần gỡ tóc” là câu:
A. Trần thuật đơn có từ “là”
B. Giới thiệu sự vật
Advertisements (Quảng cáo)
C. Nhận xét và tả
D. Trần thuật đơn
4: Đoạn trích có các phép tu từ:
A. Hoán dụ và so sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa và ẩn dụ
D. Không có phép tu từ nào cả.
5: Đoạn thơ trên nêu lên chi tiết của cảnh vật lúc:
A. Chưa mưa
B. Sắp mưa
C.Đang mưa
D. Mưa xong rồi
6: Đoạn trích có mấy từ láy tượng hình?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
II. TỰ LUẬN (7đ)
Em hãy tả lại cảnh một đoạn đường gần nơi em ở đang được làm lại cho rộng hơn.
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
B |
D |
C |
B |
B |
II. TỰ LUẬN
* Mở bài: Tùy theo cách giới thiệu của học sinh nhưng đảm bảo nội dung sát với đề bài yêu cầu: Con đường đang thi công và đoạn đường nơi gần em ở.
* Thân bài: Miêu tả cảnh kết hợp với tả người (công nhân đang làm việc) theo trình tự hợp lí.
– Khi tả cần thể hiện sự quan sát tinh tường, có óc liên tưởng, tưởng tượng, vận dụng các phép nhân hóa, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ đã học.
– Khi tả cần bộc lộ những cảm nghĩ, nhận xét của mình.
* Kết bài: Cảm nhận chung nhất của em về con đường, về tương lai của quê hương em.