I. TRẮC NGHIỆM (4(đ)
1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Cấu tạo cắt ngang miền hút của rễ gồm mấy phần ?
a. Có 2 phần: Vỏ và biểu bì b. Có 2 phần: Trụ giữa và mạch rây
c. Có 2 phần:Thịt vỏ và ruột d. Có 2 phần: Vỏ và trụ giữa
2. Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc ?
a. Cây ngô, cây ớt, cây đậu, cây dừa.
b. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.
b.Cây táo, cây mít, cây xoài, cây ổi.
d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây me.
3. Chứng kiến cảnh phá hoại cây cối một cách vô ý thức (chặt phá rừng bừa bãi, bẻ gãy cây cảnh trong công viên…) em có suy nghĩ gì ?
a. Tiếc, vì nhớ đến công sức lao động của nhiều người đã bỏ ra đề trồng và chăm sóc cây
b. Nghĩ tới những tác hại về môi trường nếu không còn cây xanh
c. Em chẳng hao giờ làm điều đó và khuyên mọi người đừng làm nhu vậy
Advertisements (Quảng cáo)
d. Gồm a, b và c.
4. Cây lâu năm là :
a. Loại cây xanh có hoa b. Thời gian sống nhiều năm
c. Ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời. d. Gồm a, b và c
5. Cây mỗi ngày một lớn lên nhờ:
a. Các tế bào lớn lên làm gia tăng kích thước
b. Số lượng các tế bào nhiều thêm vì mỗi tế bào trưởng thành phân chia thành 2 tế bào con.
c. Câu a và b đều đúng
d. Câu a và b đều sai.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Quan sát các cây xanh có tên ở bảng dưới đây rồi dùng kí hiệu + (có) hoặc – (không có) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp:
STT |
Tên cây |
Đặc điểm |
|
|||
Lớn lên |
Sinh sản |
Di chuyển |
Tự tổng hợp chất hữu cơ |
|
||
1 |
Cây ngô |
|
|
|
|
|
2 |
Cây lúa |
|
|
|
|
|
3 |
Cây dừa |
|
|
|
|
|
4 |
Cây tre |
|
|
|
|
|
5 |
Cày mít |
|
|
|
|
|
6 |
Cây đào |
|
|
|
|
|
II. TỰ LIIẬN (6đ)
1.. Dựa vào đặc điềm nào để nhận biết (thực vật có hoa và thực vật không có hoa ? Kể tên 4 cây có hoa và 4 cây không có hoa mà em biết.
2.. Vì sao trong trồng trọt những cây lấy gỗ, lấy sợi người ta không bấm ngọn nhưng lại tỉa cành ?
3.. Vì sao bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều ?
I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1..
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
d |
c |
d |
c |
c |
2. Quan sát các cây xanh có tên ở bảng dưới đây rồi dùng kí hiệu + (có) hoặc – (không có) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp:
STT |
Tên cây |
Đặc điểm |
|||
Lớn lên |
Sinh sản |
Di chuyển |
Tự tổng hợp chất hữu cơ |
||
1 |
Cây ngô |
+ |
+ |
– |
+ |
2 |
Cây lúa |
+ |
+ |
– |
+ |
3 |
Cây dừa |
+ |
+ |
– |
+ |
4 |
Cây tre |
+ |
+ |
– |
+ |
5 |
Cày mít |
+ |
+ |
– |
+ |
6 |
Cây đào |
+ |
+ |
– |
+ |
II. TỰ LUẬN (6 điếm)
1. * Đặc điềm để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
– Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
– Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả.
*Kể tên 4 cây có hoa và 4 cây không có hoa mà em biết
– Cây có hoa: cây ổi, cây sen, cây chuối, cây đào,…
– Cây không có hoa: cây rêu, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây lông cu li…
2. – Trong trồng trọt những cây lấy gỗ, lấy sợi người ta không bấm ngọn mà người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách. Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, bông… được bấm ngọn sẽ cho nhiều quả hơn. .
– Trong trồng trọt những cây lấy gỗ, lấy sợi ngươi ta không bấm ngọn nhưng lại tỉa cành vì để tỉa những cành sâu, xấu nhằm lập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn. Mặt khác tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng , than to, gỗ tốt hơn.
3. Bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, với số lượng rễ con nhiều vì:
– Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng ( nước và muối khoáng ) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn. nhu cầu nước và muối khoáng càng cao thì bộ rễ cây phải phát triển để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ mọi hoạt động sông của cây.
– Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng vững.