Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 SGK GDCD lớp 6 - Cánh Diều

GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật trang 19, 20, 21 SGK Cánh Diều

Câu hỏi Khởi động, khám phá, luyện tập vận dụng trang 19, 20, 21 SGK GDCD lớp 6 Cánh Diều. Bài 4 Tôn trọng sự thật

Câu hỏi Khởi động

Cùng trao đổi, thảo luận:

Bình, Hưng và Minh cùng đi bọc. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường,

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?

Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói thật với cô giáo về sự việc Minh đã đi chơi điện tử rồi vào lớp muộn. Nếu Minh vẫn tiếp tục nói dối thì em trình bày trực tiếp với cô giáo, Minh tiếp tục nói dối sẽ thành thói quen và sau này còn nhiều điều mà bạn ấy không nói thật.

Câu hỏi Khám phá 1 trang 19 SGK GDCD 6

Câu a

Đề bài: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÝ “VÌ SAO TRẢI ĐẤT VẪN QUAY”

“Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất.

Ga-li-lê (Galileo Gatilei) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học I-ta-li-a (Italia). Ông đã ủng hộ quan điểm cho rằng “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tình đều quay xung quanh nó”.

Tuy nhiên, trong thời kì Ga-li-lê sinh sống, quan điểm “Trái Đất là trọng tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thống trong xã hội. Tất cả ý kiến phản bác lại điều đó đều không được chấp nhận. Vì vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là trái ngược với quan điểm này bị cho là chống đối.

Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.

a) Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên?

b) Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là người như thế nào? Vì sao?

a) Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên là: “dù sao trái đất vẫn quay”

b) Câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là người tôn trọng sự thật. Ông dũng cảm bảo vệ chân lý, có những khẳng định trái ngược với các nhà bác học thời đó và bị coi là chống đối, nhưng ông luôn bảo vệ sự thật chấp nhận hi sinh để khẳng định sự thật đó.

Câu b

Đề bài: “Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:

– Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt?

– Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau?

– Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà?

Trường hợp 2: Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi:

– Bị điểm kém trong học tập?

– Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt?

Trường hợp 3: Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác; hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng…

Từ trao đổi trên, em hãy cho biết, tôn trọng sự thật có biểu hiện như thế nào trong cuộc sẳng?

Trường hợp 1: Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:

– Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt

=> Em sẽ khuyên bạn không nên nhìn bài của mình như vậy vì như vậy là đang gian lận, sau đó em báo với thầy cô về sự việc này.

Advertisements (Quảng cáo)

– Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau

=> Em sẽ tìm cách hòa giải và gắn kết các bạn trong nhóm bằng cách chơi những trò chơi chung; nói chuyện trực tiếp để các bạn nhìn ra lỗi sai của mình sau đó mọi người sẽ thông cảm và bỏ qua cho nhau.

– Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà

=> Em sẽ khuyên bạn nên học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nhưng sự việc hôm nay bạn quên bài thì em vẫn báo với thầy cô.

Trường hợp 2: Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi:

– Bị điểm kém trong học tập

=> Nói thật với bố mẹ để tìm cách cải thiện

– Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt

=> Nói với thầy cô và bố mẹ để có sự hỗ trợ.

Trường hợp 3: Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác; hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng…

=> Em sẽ báo với bảo vệ hoặc các chú công an về sự việc trên.

– Từ trao đổi trên, em thấy tôn trọng sự thật có biểu hiện trong cuộc sống là:

Biểu hiện học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình…

Khám phá 2

Thảo luận tình huống sau:

Mai và Thảo cùng học lớp 6C do Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhau. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập về nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.

Trong việc này, ở lớp có các ý kiến khác nhau:

Có ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

Advertisements (Quảng cáo)

b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

a) Từ câu chuyện trên:

– Em đồng ý với ý kiến cho rằng: Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo. Vì như thế sẽ làm bạn ỷ lại học thói quen nói dối.

– Em không đồng ý với ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mai là một người bạn tốt của Thảo. Vì bạn tốt là sẽ là người giúp cho đối phương trở nên tốt hơn chứ không phải là bao che cho những lỗi sai của bạn.

b) Nếu em là Mai, em sẽ khuyên bạn Thảo nên chăm chỉ làm bài tập về nhà nếu còn tái diễn em sẽ báo cáo cho cô giáo và sẽ không có sự bao che hay nể tình bạn thân nào cả.

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 22 SGK GDCD 6 Cánh Diều

Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

B. Luôn nói đúng những điều có thật.

C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình.

D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

1. Em đồng tình và không đồng tình với hành vi dưới đây:

– Em đồng tình với ý kiến:

B. Luôn nói đúng những điều có thật.

=> Vì khi nói đúng sự thật rèn luyện cho bản thân tính trung thực, ngay thẳng và được mọi người tôn trọng.

– Em không đồng tình với những ý kiến sau:

A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.

=> Như vậy, sẽ là người ba phải, không có chính kiến của bản thân.

C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của mình.

=> Như vậy, sẽ là người bảo thủ chưa lắng nghe ý kiến của người khác.

D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

=> Như vậy, thể hiện sự thiếu tôn trọng ý kiến của người khác.

Câu 2. Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.

Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?

Sau khi học xong bài Tôn trọng sự thật, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỳ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.

Em đồng ý với suy nghĩ của Linh. Vì đôi khi không tôn trọng sự thật giúp chúng ta sống tích cực hơn là điều nên làm. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.

Câu 3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?

A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.

B. Bỏ qua, coi như không biết.

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.

Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết:

C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.

=> Vì, khi làm việc sai trái việc đầu tiên là nhận lỗi, một người biết nhận lỗi và sửa đổi bằng cách luôn nói đúng sự thật sẽ không bị người khác chê trách nữa.

Câu 4. Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.

Một việc làm tôn trọng sự thật mà em biết:

Trong giờ kiểm tra toán, bạn Mai đã gian lận và được điểm 10 bài kiểm tra đó. Nhưng sau thầy giáo trả bài Mai đã đến gặp riêng thầy giáo và trình bày toàn bộ sự việc rằng em đã sử dụng tài liệu và điểm 10 này không đáng có. Thầy giáo không trách Mai và cười xoa đầu Mai nói: “Em giỏi lắm, em đã dũng cảm nói ra sự thật này! Điểm 10 thầy vẫn dành cho em nhé. Vì em đã có sự trung thực dám nói ra lỗi lầm của mình”.

Vận dụng

Câu 1. Xây dựng thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”:

– Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy.

– Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp.

– Bình chọn thông điệp hay nhất.

Thông điệp về chủ đề “Tôn trọng sự thật”: ” Sự thật giúp cho cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.”

=> Học sinh hãy tự phát triển tư duy và cùng nhau thảo luận để lựa chọn cho nhóm của mình một thông điệp về Tôn trọng sự thật.

Câu 2.  Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”:

Mỗi học sinh tự viết thư cho một bạn trong lớp về việc mình đã nói dối bạn một lần nào đó. Bức thư có ghi tên người nhận, nhưng không cần ghi tên người gửi. Trong giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng sẽ lấy ra một hoặc một vài bức thư và đọc to trước lớp.

Mỗi học sinh đều có một câu chuyện riêng, các em hãy viết thư dựa trên câu chuyện của mình và những điều mà em muốn nói với với bạn của mình

Advertisements (Quảng cáo)