Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh Diều

Giải bài tập trang 140, 141 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều: Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Trả lời câu hỏi trang 140, 141 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Câu hỏi mở đầu

Treo một vật nhỏ bằng sắt vào giá đỡ như hình 27.1a.

a) Dùng tay kéo nhẹ vật để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1b. Buống tay cho vật trở lại đứng yên như cũ.

b) Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1c.

Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?

Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng không nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật vì nam châm khi đặt gần vật bằng sắt sẽ có lực hút.

Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 140 SGK Khoa học 6 Cánh diều

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy nêu các ví dụ khác về lực tiếp xúc mà em biết.

Ví dụ về lực tiếp xúc:

– Cầu thủ tác dụng lực vào quả bóng.

– Người ngồi lên đệm cao su.

Advertisements (Quảng cáo)

– Đẩy xe lên dốc

– Tay mở cửa ra,

Câu hỏi mục 2 trang 141 Khoa học tự nhiên 6

Câu 1. Hãy nêu các ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.

Ví dụ về lực không tiếp xúc:

– Gió từ quạt điện làm tờ giấy để gần bay.

– Nam châm hút các mẩu sắt.

Câu 2. Có hai thanh nam châm. Mỗi thanh có cực bắc được đánh dấu là N, cực nam được đánh dấu là S. Em hãy dùng hai thanh nam châm này để chứng tỏ rằngcác cực cục tên của chúng đẩy nhau, các cực khác tên của chúng hút nhau.

Lần lượt đưa các cực cùng tên và khác tên của hai nam châm lại gâgn nhau:

+ Ta sẽ cảm nhận được lực hút tác dụng lên hai tay mình khi đưa 2 cực cùng tên lại gần nhau.

+ Ta sẽ cảm nhận được lực đẩy tác dụng lên hai tay mình khi đưa 2 cực khác tên lại gần nhau.

Advertisements (Quảng cáo)