Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Bài tập Lịch Sử 6

Bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 – Lịch sử 6: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?

Bài 27 lịch sử lớp 6: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Giải bài 1, bài 2, bài 3, giải bài tập lí thuyết trang 76. Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng..

Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?

Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm :
– Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn.
– Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.


Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán

Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán vì :
– Biết mình không thể đủ sức chống lại được Ngô Quyền.
– Hi vọng nhờ quân Nam Hán bảo vệ quyền lực mới cướp được của mình.


Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
– Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng…
– Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

Advertisements (Quảng cáo)


Vì sao nói Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.


Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?

– Biết huy động sức mạnh toàn dân, mưu cao, mẹo giỏi…
– Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
-Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Advertisements (Quảng cáo)


Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ?

– Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

– Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới xây dựng.

– Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

– Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.


Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
– Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
– Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).
– Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.


Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ?

Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền :

    ” Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lương Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương , chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”.

Advertisements (Quảng cáo)