Trả lời gợi ý Bài 9: a) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên ? Vì sao ?
– Em đồng ý với cách cư xử của bạn Tuyết, bởi vì, qua hành vi ứng xử của bạn Tuyết:
+ Cử chỉ đứng nép vào cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp là thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị.
+ Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. Đó là một hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy – trò, đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử lịch sự, tế nhị.
b) Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn ?
Nếu em là thầy Hùng, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương bạn Tuyết để các bạn tự liên hệ rút ra khuyết điểm của mình.
Advertisements (Quảng cáo)
Giải bài tập Bài 9: a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
|
Biểu hiện lịch sự |
Biểu hiện tế nhị |
Nói dí dỏm |
|
|
Thái độ cộc cằn |
|
|
Cử chỉ sỗ sàng |
|
|
Ăn nói nhẹ nhàng |
|
|
Biết lắng nghe |
|
|
Biết cảm ơn, xin lỗi |
|
|
Nói trống không |
|
|
Nói quá to |
|
|
Quát mắng người khác |
|
|
Biết nhường nhịn |
|
|
|
Biểu hiện lịch sự |
Biểu hiện tế nhị |
Nói dí dỏm |
|
|
Thái độ cộc cằn |
|
|
Cử chỉ sỗ sàng |
|
|
Ăn nói nhẹ nhàng |
X |
|
Biết lắng nghe |
X |
|
Biết cảm ơn, xin lỗi |
X |
|
Nói trống không |
|
|
Nói quá to |
|
|
Quát mắng người khác |
|
|
Biết nhường nhịn |
|
X |
b) Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị mà em biết
Advertisements (Quảng cáo)
Tan học, Hiền, Hùng và Sơn ra trước cổng trường để đứng chờ xe buýt. Xe vừa tới, cả ba người lên xe và tìm ghế ngồi. Đến trạm tiếp theo, có một người phụ nữ, tay bế em bé bước lên xe, trong xe lúc đó đã hết chỗ ngồi, người đứng chen chúc nhau. Hiền thấy vậy đứng dậy bảo: “Cô ơi, cô bế em vào ngồi chỗ này đi ạ”. Người phụ nữ nhìn Hiền trìu mến: “Cô cảm ơn cháu”. Thấy thế, Sơn và Hùng ngồi chung một ghế, nhường lại cho Hiền chiếc ghế của Sơn. Cả ba tiếp tục hành trình.
c) Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị (hoặc thiếu lịch sự, thiếu tế nhị – nếu có)
Học sinh tự phân tích hành vi của bản thân thể hiện rõ thái độ lịch sự, tế nhị
d) Tuấn và Quang rủ nhau xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuẫn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Việc gì phải tắt thuốc lá”
Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên.
– Hành vi, cử chỉ của Quang thể hiện là người lịch sự, tế nhị, có ý thức cao ở nơi công cộng, cư xử rất có văn hóa.
– Hành vi, cử chỉ của Tuấn thể hiện ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị, cư xử không có văn hóa.