Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Giải bài tập Địa lí 6

Bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất Địa lí 6: Hãy quan sát các hình 67, 68 SGK

Bài 27 Địa lí lớp 6: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Giải bài 1, bài 2, bài 3, giải bài tập lí thuyết trang 82. Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?.

Câu 1. Hãy quan sát các hình 67, 68 SGK, cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới rất mãnh liệt: có nhiều cây gỗ to, cao, có nhiều loài cây bụi, mật độ cây dày đặc.


Câu 2. Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?

Tên các loài động vật ở đài nguyên: tuần lộc, sư tử biển, cáo trắng, vịt biển, chim lặn, hải âu, cổ rụt.

Tên các loài động vật miền đồng cỏ nhiệt đới: voi, sư tử, hươu cao cổ, đại bàng, …

Động vật ở hai miền khác nhau bởi khí hậu miền đài nguyên khô và lạnh, trái lại miền đồng cỏ nhiệt đới lại nóng và phân làm mùa mưa và khô rõ rệt.


Câu 3. Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Một số động vật ngủ đông là: rắn, gấu, …

Một số động vật di cư: nhạn, én, hồng hạc,…

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 4. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hoà thảo (cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò… chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết…


Câu 5. Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?

Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:

Advertisements (Quảng cáo)

–    Nguồn thức ăn cạn kiệt.

–     Mất nơi cư trú.

–    Khí hậu thay đổi.


Bài 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

–    Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:

–    Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

–    Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật là tồn tại được ở đây (như rêu, địa y…)


Bài 2: Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật (vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.


Bài 3: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt:

–     Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

–    Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

Advertisements (Quảng cáo)