Trang Chủ Bài tập SGK lớp 5 Soạn bài Tiếng Việt lớp 5

Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau – Diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

 Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau – Tiếng Việt lớp 5 tập 1. ; Diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

Tập đọc: Đất Cà Mau

I. CÁCH ĐỌC

–  Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

–  Diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (mưa dông, đổ ngay, hối hả, đất xốp, đất nẻ chân chim…) làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở đất Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.

– Giải thích từ ngữ:

–  hằng hà sa số: nghĩa đen là số cát ở sông Hồng (Ấn Độ), nghĩa thường dùng là nhiều vô kể, không thể đong, đo, đếm được

Advertisements (Quảng cáo)

huyền thoại: Là những câu chuyện mang nhiều chi tiết kì ảo, bí ẩn.

tinh thần thượng võ: lòng ham mê rèn luyện võ thuật.

 II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI

1. Mưa ở Cà Mau đến rồi đi bất ngờ: sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Cây cốí trên đất Cà Mau mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.

Người Cà Mau dựng nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

3. Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.

4. Bài văn trên có 3 đoạn:

–  Đoạn 1 (từ đầu … cơn dông): Mưa ở Cà Mau.

–  Đoạn 2 (Cà Mau … cây đước): Thiên nhiên ở Cà Mau, Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.

–  Đoạn 3 (đoạn còn lại): Người Cà Mau.

Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

Advertisements (Quảng cáo)