Đề 2 văn lớp 5: Đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bài ‘Nghìn năm văn hiến’, dàn bài tập làm văn: ‘Tả cơn mưa rào’.
BÀI KIỂM TRA ĐỌC
A- ĐỌC THẨM
Nghìn năm văn hiến
Đên thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót mười thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức dược 185 khoa thi, lẩy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau:
Triều đại | Sôd khoa thi | Số Tiến sĩ | Số Trạng nguyên |
Lý | 6 | 11 | 0 |
Trần | 14 | 51 | 9 |
Hồ | 2 | 12 | 0 |
Lê | 104 | 1780 | 27 |
Mạc | 21 | 484 | 10 |
Nguyễn | 38 | 558 | 0 |
Tổng cộng | 185 | 2896 | 46 |
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi của 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
NGUYỄN HOÀNG
B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG
1. Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
A. Khi biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
B. Khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
C. Khi biết các triều vua Việt Nam đã tổ chức được nhiều khoa thi.
2. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê.
3. Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Hồ.
B. Nguyễn
C. Lê.
4. Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất?
A. Lê.
B. Trần.
C. Lý.
5. Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở đâu?
A. Hoa Lư.
B. Huế.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Hà Nội.
6. Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam?
A. Người Việt Nam ta có truyền thống lao động cần cù.
B. Người Việt Nam ta có truyền thống’coi trọng đạo học.
C. Người Việt Nam ta có truyền thống chiến đâu dũng cảm.
7. Từ nào không đồng nghĩa với “vắng vẻ”?
A. Hiu quạnh
B. Mênh mang
C. Vắng teo
8. Những từ “bao la”, “bát ngát” là:
A. Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
B. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
9. Từ “thênh thang” hợp nghĩa với câu nào dưới dây?
A. Cánh đồng lúa quê em rộng…
B. Con sông quê em rộng…
C. Hằng ngày, em đi học trên con đường rộng…
10. Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu “Những vì sao … trên bầu trời đêm”?
A. Long lanh.
B. Lấp lánh,
c. Lấp loáng.
TẬP LÀM VĂN
ĐÊ: Tả cơn mưa rào.
DÀN BẢI | ĐOẠN | Mưa rào |
1. Mở bài:
– Cảnh trước cơn mưa (dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến) |
ĐOẠN
1 |
Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đổ xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây. |
2. Thân bài:
– Cảnh trong cơn mưa |
ĐOẠN
2 |
Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo dầu. Những giọt nước lăn xuống mái phiên nứa: mưa thực rồi. Mưa ùa xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá dào, lả na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà ướt lướt thướt tìm chồ trú. Mưa xuống sầm sập, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngải, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. |
– Cảnh mưa một lúc lâu | ĐOẠN
3 |
Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sàn cuồn cuộn đổ vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa… |
3. Kết bài:
– Cảnh vật sau cơn mưa |
ĐOẠN
4 |
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Tô Hoài |
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | C | A | C | B | B | B | C | B |