Trang Chủ Bài tập SGK lớp 4 Bài tập Địa lí lớp 4

Bài 17. Đồng bằng Nam Bộ – Địa lớp 4: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên ?

Bài 17 Địa lí lớp 4: Đồng bằng Nam Bộ. Giải câu 1, 2, bài tập lí thyết trang 118 . Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ…

Quan sát hình 2 : Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.

Một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ là:

– Sông Đồng Nai

– Sông Tiền

– Sông Hậu

– Sông Vàm Cỏ Đông

Advertisements (Quảng cáo)

– Sông Vàm Cỏ Tây


Quan sát hình 2: Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông ?).

Advertisements (Quảng cáo)

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ nhiều, chằng chịt nhau cung cấp nước dồi dào cho cả một vùng Nam Bộ.


Bài 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên ?

1. Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta.

2. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ.


Bài 2: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.

1. Phần Tây Nam Bộ (còn gọi là đỒng bằng sông Cửu Long) có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ. đồnG bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

2. Ở Tây Nam Bộ, hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn. Người dân nơi đây không đắp đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ. Những tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

3. Ớ Đông Nam Bộ, nhiều hồ lớn được xây dựng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Ở Tây Nam Bộ người dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Advertisements (Quảng cáo)