Trang Chủ Bài tập SGK lớp 2 SGK Toán lớp 2 - Chân trời sáng tạo

Đường gấp khúc trang 52, 53 SGK Toán 2 Chân trời sáng tạo

Giải Đường gấp khúc trang 52, 53 Toán lớp 2 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo. Chương 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20

THỰC HÀNH

Bài 1 trang 52 SGK Toán 2

Xếp đường gấp khúc.

Em nhớ lại hình dạng của đường gấp khúc rồi tự xếp đường gấp khúc theo ý thích.

Ví dụ mẫu: Ta xếp 3 thước kẻ thành đường gấp khúc như sau:

Hoặc xếp 4 thước kẻ thàng đường gấp khúc:

LUYỆN TẬP

Bài 1 trang 53 SGK Toán 2 tập 1

Nói theo mẫu.

Quan sát hình vẽ để tìm các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc và nói tương tự như mẫu đã cho.

Advertisements (Quảng cáo)

– Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP, PQ.

– Đường gấp khúc HIK gồm hai đoạn thẳng: HI, IK.

– Đường gấp khúc CDEGH gồm bốn đoạn thẳng: CD, DE, EG, GH.

Bài 2 trang 53 Toán 2 Chân trời sáng tạo

Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc.

Đường gấp khúc ABC dài .?.cm.

Đường gấp khúc HIKL dài .?.cm.

Advertisements (Quảng cáo)

– Dùng thước để đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, HI, IK, KL.

– Độ dài đường gấp khúc ABC bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC.

– Độ dài đường gấp khúc HIKL bằng tổng độ dài ba đoạn thẳng HI, IK và KL.

Dùng thước đo ta có độ dài các đoạn thẳng như sau:

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

            10 cm + 6 cm = 16 cm

Độ dài đường gấp khúc HIKL là:

            5 cm + 4 cm + 6 cm = 15 cm

Vậy: Đường gấp khúc ABC dài16 cm.

       Đường gấp khúc HIKL dài15 cm.

Bài 3 trang 53 Toán lớp 2 tập 1

Tìm hình ảnh một đoạn thẳng, một đường cong và một đường gấp khúc trong hình vẽ sau.

– Nhớ lại hình dạng của đoạn thẳng, đường cong và đường gấp khúc.

– Quan sát hình vẽ và tìm hình ảnh của đoạn thẳng, một đường cong và một đường gấp khúc.

Ví dụ mẫu:

Hình ảnh của đoạn thẳng (được tô màu xanh da trời)

Hình ảnh của đường cong (được tô màu vàng):

Hình ảnh đường gấp khúc (được tô màu xanh lá cây):

Advertisements (Quảng cáo)