Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Sinh học 12

Bài 11, 12, 13, 14, 15, 16 trang 113 SBT Sinh 12: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

Giải bài 11, 12, 13, 14, 15, 16 trang 113 Sách bài tập Sinh học 12. Chương VII Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Câu 11: Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là…; Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào ?

11. Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là

A. H. O, N, C

B. C, H, O, N, S, P.

C. C, H,O

D. C, H, O, N, P, S, Na, K.

12. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác ?

A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.

B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định qua các thế hệ.

C. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất cacbon dẫn tới sự hình thành hệ tương tác các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.

D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.

13. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây ?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Sinh sản và di truyền.

B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.

C. Tổng hợp và phân giải các chất.

D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.

14. Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây ?

A. Điều hoà hoạt động các bào quan.

Advertisements (Quảng cáo)

B. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá.

D. Cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp và phân giải.

15. Trong các loại đại phân tử hữu cơ thì chất nào không có cấu trúc đa phân ?

A. Lipit.

B. Axit nuclêic và pôlipeptit.

C. Axit nuclêic và pôlisaccarit.

D. Prôtêin và axit nuclêic.

16. Chất hữu cơ nào và quá trình nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự sống ?

A. Axit nuclêic và quá trình phiên mã.

B. Prôtêin và quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

C. Axit nuclêic và quá trình nhân đôi.

D. Glicôprôtêin và sự nhận biết các dấu chuẩn của tế bào trong cơ thể đa bào.

ĐÁP ÁN

Advertisements (Quảng cáo)