Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Lịch sử 12

Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) SBT Sử lớp 12:Từ ngày 3 đến ngày 7 – 3 – 1951, sự kiện chính trị quan trọng nào đã diễn ra?

Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953) – SBT Sử lớp 12: Giải bài 1,2,3,4,5, bài tập từ trang 86 – 89 Sách Bài Tập Sử lớp 12. Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai; Từ ngày 3 đến ngày 7 – 3 – 1951, sự kiện chính trị quan trọng nào đã diễn ra?

Bài 1: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

1. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Pháp đã dựa vào viện trợ của Mĩ và đế ra kế hoạch

A. Bôlae.                                      B. Rove.

C.  Đờ Lát đo Tátxinhi.                   D. Nava.

2. Từ ngày 3 đến ngày 7 – 3 – 1951, sự kiện chính trị quan trọng đã diễn ra là

A.  Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

B. thành lập Liên minh Việt – Miên – Lào.

C.  thành lập Mặt trận Khơme ítxarắc.

D. thành lập Mặt trận Lào ítxala.

3.  Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5 – 1952) đã bầu chọn những anh hùng tiêu biểu đầu tiên của cả nước là

A. Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên.

B. Cù Chính Lan, Lương Đình Của, Trán Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

C. Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Hoàng Hanh, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị.

D. Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm, Lương Đình Của, Hoàng Hanh, Nguyễn Thị Chiên, Cù Chính Lan, La Văn Cầu.

4. Đảng và Chính phủ quyết định phát động quẩn chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất vào năm

A. 1951.                B. 1952.

C.  1953.               D. 1954.

5. Từ cuối năm 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954, quán ta liên tiếp mở các chiến dịch ở

A. chiến trường chính Bắc Bộ.

B. đồng bằng Liên khu Vệ

C. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

D. trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Hoà Bình, Tày Bắc và Thượng Lào.

1

2

3

4

5

C

A

C

C

D

Bài 2: Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.

1. Từ năm 1949, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính cho Pháp và tay sai nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

2. Ngày 6 – 12 – 1950, Chính phủ Pháp cử tướng Cônhi sang làm Cao uỷ Đông Dương, kiêm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh. Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đưa ra kế hoạch Cônhi nhằm kết thúc nhanh chiến tranh.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Kế hoạch Đờ Lát đo Tátxinhi với hi vọng trong 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

4. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng.

5. Từ tháng 2 – 1951, Đảng quyết định ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam.

6. Đầu năm 1953, để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Đ

Từ năm 1949, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính cho Pháp và tay sai nhằm từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

S

 Ngày 6 – 12 – 1950, Chính phủ Pháp cử tướng Cônhi sang làm Cao uỷ Đông Dương, kiêm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh. Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đưa ra kế hoạch Cônhi nhằm kết thúc nhanh chiến tranh.

S

Kế hoạch Đờ Lát đo Tátxinhi với hi vọng trong 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Đ

 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng.

S

Từ tháng 2 – 1951, Đảng quyết định ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đ

  Đầu năm 1953, để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Bài 3: Hãy ghép thời gian với sự kiện lịch sử trong các bảng dưới đây cho phù hợp.

Bảng 1. Một số hoạt động của ta nhằm củng cố hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến năm 1953

Thời gian

Sự kiện lịch

1. Từ ngày 3 đến ngày 7-3-1951,

2. Ngày 11-3-1951,

3.  Đến năm 1952,

4. Năm 1952,

5. Năm 1953,

6. Tháng 9- 1953,

a) Chính phủ đế ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

b) Ở Liên khu Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV và liên khu V có trên 1 triệu học sinh phổ thông.

c) Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

d) thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.

e) Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

 

1-c

2-d

3-a

4-b

5-e

6- (trống)

Bảng 2: Những chiến dịch tiến công của ta nhằm giữ vững quyền chủ động trên chiến trường từ sau chiến dịch biên giới thu đông  năm 1950 đến 1953

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1.  Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951,

2. Từ ngày 14-11-1951 đến ngày 23-2-1952,

3.  Từ ngày 14-10-1952 đến ngày 10- 12-1952,

4. Từ ngày 8-4 -1953 đến ngày 18-5- 1953,

5. Ngày 10-12- 1953,

a) quân ta tiến công địch ở Hoà Bình.

b) liên quân Việt – Lào tiến cổng địch ở Thượng Lào.

c) quân ta mở 3 chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám và Quang Trung, tiến công địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

d) quân ta tiến công địch ở Tây Bắc.

Advertisements (Quảng cáo)

1-c

2-a

3-d

4-b

5- (trống)

Bài 4: Điền tiếp những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (…) trong các câu dưới đây.

1. Những quyết định chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951):

a) Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để  .

b) ở Việt Nam, thành lập Đảng

c) Thông qua 

d) Quyết định xuất bản 

e) Bầu ra 

2. Những hành động chứng tỏ Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương :

a) Ngày 23 – 12 – 1950, …

b) Tháng 9-1951, …

1. Những quyết định chính của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951):

a) Tách Đảng Cộng sản Đòng Dương để  thành lập ở  Việt Nam , Lào, Cam-pu-chia mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng phù hợp với từng dân tộc.

b) ở Việt Nam, thành lập Đảng  Lao động Việt Nam và đưa Đảng hoạt động công khai.

c) Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.

d) Quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng.

e) Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

2. Những hành động chứng tỏ Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương :

a) Ngày 23 – 12 – 1950,  ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.

b) Tháng 9-1951, ký với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ” nhằm ràng buộc Bảo Đại vào Mỹ.

Bài 5: Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông – xuân 1953 -1954, hậu phương kháng chiến của ta đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ?

1. Chính trị

– Từ ngày 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt  do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự.

– 11/03/1951, lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước  đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.

– Ngày 01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh

Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội Anh hùng, Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất tại Kim Bình (5/1952).

2. Kinh tế

– Nông nghiệp: năm 1952, Chính phủ vận động lao động sản xuất và tiết kiệm, lôi cuốn mọi giới tham gia. (Năm 1953 sản xuất 2,7 triệu tấn thóc, hơn  65 vạn  tấn hoa màu.)

– Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3.500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ thuốc men, quân trang, quân dụng.

– Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

– Bồi dưỡng sức dân và phát động giảm tô, cải cách ruộng đất: 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất.

3. Văn hóa, giáo dục, y tế

– Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục với  3 phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, nhà trường gắn với xã hội, 1952 có trên 1.000.000 học sinh phổ thông, bình dân học vụ, bổ túc văn hóa phát triển.

– Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.

– Y tế: chăm lo sức khỏe, vận động phòng bệnh, xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

Advertisements (Quảng cáo)