Bài 1: Cho bảng số liệu sau:
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG GIỮA CÁC VÙNG
(Đơn vị: nghìn đồng)
Vùng |
Năm 1999 |
Năm 2010 |
Cả nước |
295.0 |
1387.0 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
210.0 |
905.0 |
Đồng bằng sông Hồng |
280.3 |
1581.0 |
Bắc Trung Bộ |
212.4 |
950.0 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
252.8 |
1159.0 |
Tây Nguyên |
344.7 |
1088.0 |
Đông Nam Bộ |
527.8 |
2304.0 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
342.1 |
1247.0 |
a) Vẽ biểu đồ ( thanh ngang) thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2010
Bài 2: Nhận xét sự gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước và các vùng.
Sự gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước và các vùng:
Advertisements (Quảng cáo)
– Giai đoạn 1999 – 2010, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng đều tăng.
– Có sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng:
+ Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước (2304,0 nghìn đồng) và thấp nhất là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (905,0 nghìn đồng).
+ Các vùng có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn mức trung hình cả nước (năm 2010): Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Các vùng còn lại có thu nhập hình quân đầu người/tháng thấp hơn mức trung bình cả nước.
Bài 3: Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất cả nước vì:
– Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về thu nhập bình quân đầu người. Năm 2010 là 2304 nghìn đồng/ người.
– Có điều kiện thuận lợi, năng động, ưu thế về vị trí địa lý, về nguồn lao động lành nghề, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
– Đông nam bộ là trung tâm kinh tế, chính trị, chiếm phần lớn diện tích vùng kinh tế trọng điểm, cơ cấu ngành kinh tế hợp lý nên thu nhập bình quân cao.
– Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.
Bài 4: Giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hơn so với đồng bằng Sông Cửu Long: Có nhiều trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng, nhiều tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm…
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có lịch sử khai thác lâu đời hơn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, có tổng thu nhập rất lớn.