1. Cho các đặc trưng sau:
(1) Tỉ lệ giới tính.
(2) Mật độ cá thể.
(3) Thành phần nhóm tuổi.
(4) Độ đa dạng về loài.
(5) Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.
Số đặc trưng cơ bản của quần thể là?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
2. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể được gọi là?
A. Tuổi sinh thái B. Tuổi quần thể. C. Tuổi sinh lí. D. Tuồi trung bình.
3. Không có khái niệm tuổi nào sau đây?
A. Tuổi quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
B. Tuổi loài là tuổi trung bình của các cá thể trong loài.
C. Tuổi sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái.
D. Tuổi sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến khi chết vì già.
4. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm là kiểu phổ biến nhất, xảy ra khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường.
C. Phân bố ngẫu nhiên giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. Kiều phân bố đồng đều giúp làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
5. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở những loài trinh sản, tỉ lệ con đực cao hơn con cái.
(2) Tuổi thọ sinh thái là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
(3) Thành phần nhóm tuổi luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
(4) Sự thay đổi tỉ lệ giới tính không chịu ảnh hưởng của mật độ cá thể trong quần thể.
(5) Một quần thể có nguy cơ bị diệt vong nếu số lượng cá thể ở độ tuổi trước sinh sản giảm mạnh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Advertisements (Quảng cáo)
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể.
D. Sự phân bố trong không gian của một loài sinh vật thay đổi theo độ tuổi.
7. Cho các đặc điểm sau:
(1) Đáy tháp rộng, cạnh tháp thoai thoải
(2) Đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng
(3) Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử vong thấp
(4) Nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản.
(5) Thường gặp những nước dang phát trien
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với dạng tháp phát triển?
A. 5 B. 1 C. 3 D. 2
8. Cho các phát biểu sau:
(1) Sự thay đổi kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể.
(2) Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Advertisements (Quảng cáo)
(3) Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
(4) Kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn đến diệt vong.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
9. (1) Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đường cong hình chữ J.
(2) Khi điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi, tiềm năng sinh học của các cá thể cao thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
(3) Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng chữ J.
(4) Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc trưng tăng trưởng của quần thể?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
1.0: Mức độ sinh sản của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ.
B. Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể.
C. Tỉ lệ đực cái của quần thể.
D. Sự phân bố cá thể của quần thể.
1.1: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về mức độ tử vong của quần thể?
A. Mức độ tử vong của quần thể là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
B. Mức độ tử vong của quần thể là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một lứa đẻ.
C. Mức độ tử vong của quần thể là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị diện tích.
D. Mức độ tử vong của quần thể là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thể tích.
1.2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác.
B. Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
C. Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới.
D. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,…
1.3: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy, ở thời điểm ban đầu có 5000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 1,5%/năm; tỉ lệ nhập cư là 0,5%năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là?
A. Số lượng cá thể trong quần thể là 4300 cá thể.
B. Số lượng cá thể trong quần thể là 4350 cá thể.
C. Số lượng cá thể trong quần thể là 5700 cá thể.
D. Số lượng cá thể trong quần thể là 5650 cá thể.
1.4: Cho biết N0 là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (t0), Nt là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?
A. Nt = N0 + B – D – I + E. B. Nt = N0 – B + D + I – E..
C. Nt = N0 + B – D + I – E. D. Nt = N0 + B – D – I – E..
1.5: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng)
C. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | B | B | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | D | C | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | D | C | C | B |