Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Soạn văn 12 - Ngắn gọn

Soạn bài Thực hành về hàm ý Văn 12 trang 79 ngắn: Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

Soạn bài Thực hành về hàm Ngữ văn lớp 12 trang 79 (ngắn gọn). Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi? Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất….

Phần I.

Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.79)

a. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của thống lí Pá Tra thì:

– Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

– Lời đáp thừa thông tin về hành động “lấy súng đi bắn con hổ”.

– Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội.

b. – Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

– Câu trả lời của A Phủ vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp.

Câu 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.80)

a. – Câu nói của Bá Kiến có hàm ý muốn nói với Chí Phèo rằng: Tôi không có tiền cho anh và cũng không thể cho anh tiền mãi được.

– Cách nói ấy vi phạm phương châm cách thức.

b. Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hở?”. Câu này không nhằm mục đích hỏi. Thực chất Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng, báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiểu trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới.

–   Trong lượt lời thứ hai của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm ăn chứ cứ bám người ta mãi à?”. Thực chất câu nói này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh.

c. – Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình. Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến. Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuối cùng.

– Cách nói ở hai lượt nói đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm về cách thức.

+ Lượt lời thứ nhất của Chí không đảm bảo phương châm về lượng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Lượt lời thứ hai, Chí Phèo tiếp tục vi phạm phương châm về lượng và phương châm về cách thức.

Câu 3: Đọc truyện cười và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.80)

a. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.

Qua lượt lời lần thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, vì bà nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng để hàm ý trêu chọc ông.

Câu 4: Chọn câu D.

Phần II.

Câu 1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (SGK, tr.99)

a. Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, cầu khẩn, ông Lí đã đáp lại bằng một hành động mỉa mai. Bằng hành động mỉa mai đó, ông Lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô.

Advertisements (Quảng cáo)

b. chọn phương án D.

Câu 2: a. Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý: cô nhắc chồng đã đến hạn nộp tiền nhà (và những khoản chi tiêu khác).

b. Câu nhắc khéo của Từ (lượt lờ thứ hai) của Từ thực chất có hàm ý là: nhắc khéo Hộ về việc đến hạn nộp tiền thuê nhà.

c. Cả hai lượt lời, Từ tránh việc nhắc đến vấn đề cơm áo gạo tiền:

– Từ hiểu rằng Hộ đã phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

– Vấn đề cơm áo gạo tiền là vấn đề tế nhị với Hộ.

– Từ nói vậy để tránh gây bực dọc, khó chịu cho chồng.

Câu 3: – Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển – sự vận động không ngừng nghỉ của những con sóng thực ngoài biển khơi.

– Hàm ý của bài thơ là những nỗi băn khoăn, suy tưởng về tình yêu của người phụ nữ trẻ.

– Hai lớp nghĩa này gắn chặt, hoà quyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ.

– Dùng cách này thể hiện, tác phẩm văn học sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, hàm súc và giàu ý nghĩa.

Câu 4: Phương án D

Câu 5: Các câu trả lời có hàm ý cho câu hỏi “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?” là:

Câu: Ai mà chẳng thích? => Tớ thích lắm.

Câu: Hàng chất lượng cao đấy! => Hay lắm, tớ thích.

Câu: Xưa cũ như Trái Đất rồi! => Không thích.

Câu: Ví đem … chi nhường cho ai? => Xuất sắc, thích.

Advertisements (Quảng cáo)