Bài 23.5: Xác định từ thông qua mặt phẳng diện tích 20 cm2đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) hợp với mặt phẳng một góc 30° và có độ lớn là 1,2T. Xác định từ thông qua mặt phẳng này.
A. 2,0.10-3 Wb B. 1,2.10-3Wb
C. 12.10-5 Wb D. 2,0.10-5Wb
Đáp án B
Khi vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) hợp với mặt phẳng một góc 30° thì góc giữa vectơ này hợp với vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) của mặt phẳng sẽ là α = 60°. Áp dụng công thức tính từ thông : \(\Phi \) = BScosα = BS cos60° , ta tìm được :
Advertisements (Quảng cáo)
\(\Phi = {1,2.20.10^{ – 4}}.0,50 = {1,2.10^{ – 3}}{\rm{W}}b\)
Bài 23.6: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I được đặt song song và cách đều hai cạnh đối diện MN và PQ của một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ. Xác định từ thông do từ trường của dòng điện I gửi qua mặt của khung dây dẫn MNPQ.
Advertisements (Quảng cáo)
Các đường sức của từ trường \(\overrightarrow B \) tạo bởi dòng điện I là các vòng tròn nằm vuông góc với dây dẫn thẳng tại tâm O của chúng. Mỗi đường sức từ đi qua mặt khung dây dẫn MNPQ hai lần: một lần đi vào tại điểm C hợp với pháp tuyến \(\overrightarrow B \) mộtgóc α < 90° ứng với từ thông \(\Phi\)C > 0, một lần đi ra tại điểm D hợp với pháp tuyến \(\overrightarrow n \) một góc α > 90° ứng với từ thông \(\Phi\)D < 0 (Hình 23.1G). Do đó, tổng từ thông của mỗi đường sức từ gửi qua khung MNPQ có trị số :
\(\Phi\)= \(\Phi\)C + \(\Phi\)D = 0. Từ đó suy ra từ thông
Tổng hợp của các đường sức từ trường \(\overrightarrow B \) tạo bởi dòng điện I trong dây dẫn thẳng gửi qua khung dây dẫn MNPQ cũng bằng không.
Bài 23.7: Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị biến dạng được đặt trong một từ trường đều \(\overrightarrow B \) ở vị trí mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Sau đó, cho khung dây quay 90° đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Hãy xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn
Trong từ trường đều\(\overrightarrow B \), tại vị trí mặt khung dây dẫn song song với các đường sức từ thì từ thông qua khung dây dẫn bằng không. Cho khung dây dẫn quay góc α = 90° đến vị trí vuông góc với các đường sức từ, thì từ thông qua mặt khung dây tăng tới cực đại. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong khung dây dẫn khi đó phảicó chiều sao cho từ trường cảm ứng của dòng ic ngược hướng với từ trường \(\overrightarrow B \) để chống lại sự tăng từ thông qua khung dây dẫn (Hình 23.2G).