Bài 41 chương 4 – Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 162 SGK Sinh 11
Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
Các hình thức sinh sản vô-tính ở thực vật gồm: Sinh sản bào tử. Sinh sản sinh dưỡng: bằng thân củ, thân rễ. Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo) đang được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: ghép chồi (mắt), ghép cành; chiết cành; giâm cành; nuôi cấy tế bào và mô thực vật; trồng hom, trồng chồi.
Sinh sản vô-tính có vai trò quan trọng đối với thực vật và con người.
Bài 1: Sinh sản là gì?
Sinh sản của thực vật là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm cho sự phát triển liên tục của loài.
Bài 2: Sinh sản vô tính là gì?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con giống nhau và giống cây mẹ.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 3: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Có 3 hình thức:
– Giản đơn là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mẹ tự phân thành các Phần (2,4 hay nhiều hơn) và mỗi phần ấy trở thành cá thể mới.
– Sinh sản bào tử là hình thức sinh sản. trong đó cơ thể mới đựợc sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử (hình 41.2 SGK).
– Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh dưỡng của cơ thể (lá, cành, hom, thân củ, căn hành…). Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên được tính trạng di truyền nhờ nguyên phân.
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 4: Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính.
Những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính là: giữ nguyên được các tính trạng tốt mà ta mong muốn, sớm cho kết quả, giá thành thấp. Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất được số lương lớn cây giống với giá thành thấp. Tạo được giống sạch bệnh virút, phục chế được các giống tốt bị thoái hoá, hiệu quả kinh tế cao.
Bài 5: Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:
a. Bằng lóng.
b. Thân rễ.
c. Đỉnh sinh trưởng.
d. Rễ phụ.
Bài 6:Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng cách ghép, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là:
a. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.
b. Cành ghép không bị rơi.
c. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
d. Cả a, b, c