Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Đáp án đề thi lớp 10 Ngữ Văn -THPT số 1 Bắc Hà 2016 có đáp án

Đề thi có đáp án đề lớp 10 môn Ngữ văn Lớp 10 của trường THPT số 1 Bắc Hà năm 2016. 

I. ĐỌC – HIỂU (3đ)

Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Advertisements (Quảng cáo)

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Advertisements (Quảng cáo)

        (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn, Sgk Ngữ văn 10, Tập một, Nxb Giáo dục, 2006)

1. Trình bày xuất xứ, từ đó xác định văn tự của bài thơ (1 điểm).

2. Quan niệm về dại – khôn của tác giả trong bài thơ có gì đặc biệt? Qua đó, anh (chị) hiểu gì về nhân cách nhà thơ (2 điểm) ?

II. LÀM VĂN (7đ)

Tuyết Giang phu tử yêu và trọng nhân cách. Về với thiên nhiên, sống hòa thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt.”

(Lã Nhâm Thìn, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục, 2009, tr. 71)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ nhận định trên.


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN VĂN

Phần Nội dung kiến thức
Đọc hiểu 1. Bài thơ nằm trong tập thơ Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm (Quốc âm)

2. Quan niệm về dại – khôn của tác giả:

– Dại: “tìm nơi vắng vẻ” – nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn.

– Khôn: “đến chốn lao xao” – chốn cửa quyền bon chen, thủ đoạn sát phạt.

=> Thực chất đó là một cách nói ngược: khôn mà khôn dại/ dại mà dại khôn của tác giả. Qua đó cho thấy trí tuệ sắc sảo và nhân cách cao quý, không màng danh lợi của nhà thơ.

Advertisements (Quảng cáo)