I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn trên một chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Năm 1936, Đảng đề ra chủ trương thành lập:
A. Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
2. Đến tháng 3 – 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là:
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất Phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương.
3. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 có gì khác so với thời kì 1930 – 1931?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Đấu tranh bí mật.
B. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.
C. Đấu tranh bất hợp pháp.
D. Đấu tranh công khai.
4. Trong thời kì cách mạng 1936 – 1939, Đảng nêu khẩu hiệu:
A. “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.
B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.
C. “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.
Advertisements (Quảng cáo)
D. “Chống phát xít chống chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.
5. Tháng 8 – 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào:
A. Đông Dương đại hội.
B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.
C. Vận động người của Đảng vào Viện Dân biểu.
D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.
II. PHẦN TỰ LUẬN
6. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
6. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 -1939?
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cao trào cách mạng dân chu dân tộc rộng lớn.
Qua cao trào, trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên được nâi lên; uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; các tổ chức của Đảng được củng cố, phát triển; tư tưởng Mác – Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng và của Quốc tế Cộng sản được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng.
Quần chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh, đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở thành thị và nông thôn được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục, bồi dưỡng thành đội ngủ cán bộ cách mạng đông đảo, dày dặn trong đấu tranh và có nhiều kinh nghiệm.
Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Do đó. có thể nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2 cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.