Trang Chủ Lớp 8 Bài tập SGK lớp 8

Em hãy viết bài văn bàn về vấn đề: Văn học và tình thương

Cho chủ đề: văn học và tình thương. Em hãy viết bài văn bàn về vấn đề trên.

MB:

Văn chương có thể đem lại cho con người tình thương. Nó có thể kết nối và đánh thức tình thương của nhân loại, để trái tim đến trái tim, tâm hồn đến với những tâm hồn.

TB:

– Văn học là phương tiện biểu đạt, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người. Văn học ra đời từ tình yêu thương tha thiết với cuộc sống và con người. Chính vì vậy văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người, khen ngợi những gì sâu xa nhất trong tâm hồn con người.

– Điều căn bản nhất văn học mang đến cho con người là lòng mến thương cuộc đời.

Advertisements (Quảng cáo)

“Quê hương” của Tế Hanh hiện lên trong sự vây bọc của nỗi nhớ da diết, có gì đâu chỉ là một làng chài ven biển như mọi ngôi làng khác, chỉ là hoạt động rất đỗi bình thường, nhưng lòng mến thương của thi nhân đã là chất xúc tác biến kí ức thành loại men ngọt ngào.

– Văn học từ đời sống đến thẳng với mọi người, với sức vang dội riêng của tâm hồn, bằng tiếng nói riêng của tình cảm. Từ tình thương đời đến tình thương người là cuộc hành trình tất yếu tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của văn học.

+ Hình ảnh của “cô bé bán diêm” giữa mùa đông tê tái, cứ từng hồi quẹt lên những que diêm để ngọn lửa nhỏ nhoi giữ lại những ước mơ đời thường đã làm chúng ta rơi nước mắt.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Ông đồ của Vũ Đình Liên là tiếng thổn thức nhân bản trước sự tàn lụi của một nền văn hóa, sự tồn tại lay lắt của một nghệ sĩ tài hoa.

+ Qua “Chiếc lá cuối cùng”, O. Hen-ri không chỉ gửi thông điệp tình thương đến bạn đọc muốn thể hiện mà còn thể hiện lòng tin yêu mãnh liệt vào con người, tin rằng tình người có thể làm thay đổi tất cả, kể cả cái chết.

– Văn học chuyển tải tình thương và văn học là tình thương! Tình thương trong văn học là tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật của mình là những cảm xúc rung lên từ mỗi dòng văn: một cảnh tình thương trong sáng đối với quê hương và con người lao động như “Quê hương” của Tế Hanh, một tình người bao la và niềm tin vững chắc vào con người như “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, hay một trăn trở khắc khoải đến đau lòng vì sự dửng dưng phũ phàng của người đời như trong “Cô bé bán diêm” của Anđécxen hay “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Nhưng rốt lại cũng vẫn là cái tình nhân loại.

KB:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.

(Tố Hữu)

Đó là thông điệp mà văn học chân chính gửi đến con người từ muôn thế hệ.

Advertisements (Quảng cáo)