1. Điều kiện tự nhiên
Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy:
– Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại
– Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
Vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại:
– Hy Lạp gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
– La Mã gồm bán đảo I-ta-li-a và ba đảo lớn là Xin-tin ở phía Nam, Cóoc-xơ và Xác-đe-nhơ ở phía Tây.
Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:
– Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng… có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
– La Mã: có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển thuận lợi cho hoạt động hàng hải.
2. Tổ chức nhà nước thành bang
1. Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp
2. Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten
1.
– Từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời.
– Tổ chức của các thành bang:
+ Phần chủ yếu của đất nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.
+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
+ Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:
+ Quý tộc, chủ nô.
+ Công dân A-ten.
+ Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư).
+ Nô lệ.
3. Tổ chức nhà nước đế chế
Quan sát lược đồ hình 9.2 (sgk trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã?
Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:
– Thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a và trở thành một đế chế.
– Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị La Mã và nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng tối cao).
– Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.
Advertisements (Quảng cáo)
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Câu 1. Quan sát các hình từ 9.6 đến 9.12 và đọc thông tin, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu của Hi Lạp và La Mã |
Lịch pháp học | – Sáng tạo ra dương lịch dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quanh quanh Mặt Trời. |
Chữ viết | – Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
– Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,…). |
Văn học | – Thần thoại Hi Lạp.
– 2 bộ sử thi: Iliat và Ôđixê. |
Khoa học tự nhiên | – Nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ:
+ Trong toán học: Định lí Pi-ta-go; Định lí Ta-lét; Tiên đề Ơ-cơ-lít,… + Trong vật lí học: lực đẩy Ác-si-mét… |
Kiến trúc – điêu khắc | – Có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga:
+ Đấu trường Cô-li-dê. + Đền Pác-tê-nông. – Nhiều tác tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ: + Tượng nữ thần A-te-na đội mũ chiến binh. + Tượng người lực sĩ ném đĩa. + Tượng thần Vệ nữ Mi-lô. |
Câu 2. Những thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp và La Mã cổ đại được bảo tồn đến ngày nay?
– Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).
– Chữ viết:
+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,…).
– Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại.
– Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như:
+ Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt.
+ Tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê của Tu-xi-đít.
+ Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ.
– Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,…
– Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
Lời giải bài 1, 2, 3 trang 48 SGK Lịch sử 6 cánh diều
Câu 1: Trình bày những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã
Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:
– Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng… có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
– La Mã: có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển thuận lợi cho hoạt động hàng hải.
Câu 2: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Người Hy Lạp |
Người La Mã |
+Biết làm ra lịch + Tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ + Văn học thần thoại ra đời sớm với hai bộ sử thi: I-li-át và Ô-đi-xê + Sản sinh ra nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực + Tạo ra các công trình kiến trúc: + Đền Parthenon thờ nữ thần Athena. + Đền thờ thần Zeus. + Thành cổ Acropolis |
+ Biết làm ra lịch + Tạo ra mẫu tự La-tin + Dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã + Tạo ra các công trình kiến trúc: Đấu trường La Mã Thánh đường Severan Lăng mộ Hadrian Cầu dẫn nước Pont Du Gard |
Câu 3: Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng
Giới thiệu đấu trường La Mã.
Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã – Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.