Trang Chủ Lớp 9 Bài tập SGK lớp 9

Nhiễm sắc thể: Bài 1,2,3 SGK trang 26 môn sinh 9

Chương 2 bài 8 – Giải bài 1,2,3 trang 26 SGK Sinh 9 : Nhiễm sắc thể 

Bài 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật.Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?

-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
+Người 2n = 46 => n =23
+đậu Hà lan 2n=14 => n=7
+Ngô 2n = 24 => n =12
+Ruồi giấm 2n=8=> n=4
……
-Phận biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội :

Bộ NST lưỡng bội Bộ NST đơn bôi
Các NST tồn tai thành từng căp tương đồng .2 NST trong cặp NST tương đồng giống nhau về hình dáng, kích thước và trình tự sắp xếp các gen trên NST.(trừ căp NSTgiới tính) Không có cặp NST tương đồng ,các NST tồn tại đơn lẻ từng chiếc .
Được hình thành: Được hình thành :
nhờ quá trình tổ hợp giao tử của bố và me để thành bộ NST hoàn chỉnh
+ đươc hình thành trong quá trình nguyên phân của tế bào
+  có trong mọi tế bào của cơ thể
do quá trình giảm phân của tế bào (hoăc là quá trình tao giao tử)
+ Một số loài chỉ có 1 nửa bộ NST (ong thợ)
+ Có trong tinh trùng và trứng

Bài 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Mô tả câu trúc điển hình của NST: gồm một nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ vô sắc trong bộ thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào, NST di chuyển về các cực của tế bào. Một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai.


Bài 3: Nêu vai trò của NST đổi với sự di truyền các tính trạng.

NST là cấu trúc mang gen và tự nhân đôi được, nhờ đó các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể.

Advertisements (Quảng cáo)