Trang Chủ Lớp 8 Khảo sát chất lượng lớp 8

Khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn 2015 trường THCS Thanh Thùy

Tham khảo đề và đáp án đề Khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8 môn Văn 2015 trường THCS Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội.

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới

( 1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2 ) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3 ) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

(Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6)

a ) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b ) Nêu nội dung đoạn văn?

c )Ý nghĩa của phép so sánh trong câu 2?

Câu 2: (7 điểm)

Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.


Đáp án và hướng dẫn chấm KSCL đầu năm lớp 8 môn Văn năm 2015 trường THCS Thanh Thùy

PHÒNGGD-ĐT THANH OAI

TRƯỜNG THCS THANH THÙY

HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN NGỮ VĂN lớp 8

Câu 1:

Advertisements (Quảng cáo)

a ) Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh 0,5đ

b ) Nội dung: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của Nhân vật tôi và các bạn cùng tuổi khi ở sân trường 1đ

c )Ý nghĩa của phép so sánh: 1,5đ

– Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả  tâm trạng của ”tôi” và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy

– Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô  bèbạn của nhà văn.

Câu 2:

Advertisements (Quảng cáo)

I. YÊU CẦU CHUNG:

– Biết cách làm bài văn lập luận chứng minh.

– Vận dụng dẫn chứng và lí lẽ chính xác, đầy đủ để làm sáng tỏ nội dung đề bài.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

MB:: (0,5đ)

Nêu vấn đề: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Thân bài: (5,5đ)

Ý 1: Nêu những biểu hiện của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

– Những lễ hội của cả nước, của các địa phương nhằm tưởng nhớ tổ tiên, anh hùng dân tộc;

– Các ngày kỉ niệm: Ngày thương binh liệt sĩ, Ngày nhà giáo, Ngày thầy thuốc…;

– Các ngày cúng giỗ của các gia đình…

Ý 2: Phân tích ý nghĩa cụ thể của những biểu hiện nêu trên: (Phần này nên lồng ghép với mục 2.1.).

Ý 3:. Khẳng định lại vấn đề: nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Kết bài: (0,5đ)

Phát biểu suy nghĩ của bản thân về đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

LƯU Ý: Học sinh có thể trình bày các dẫn chứng và lí lẽ khác nhau, giáo viên căn cứ vào mức độ chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục để đánh giá và cho điểm bài.

Advertisements (Quảng cáo)