Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 2 lớp 8

Hãy nói “không”  với các tệ nạn trong đề kiểm tra giữa học kì II môn Văn 8

Đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 8 của phòng GDĐT Bình Giang năm học 2016:  Hãy nói “không”  với các tệ nạn.

1: a) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

b) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?

–  Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

(Khi con tu hú – Tố Hữu )

–  Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Ông đồ – Vũ Đình Liên)

2: a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài “Ngắm trăng’’ của Hồ Chí Minh

b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào?

c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

3: Hãy nói “không”  với các tệ nạn.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Câu1:

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến

– Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ…, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng

–  Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

– Câu cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc cuả người viết.

–  Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

– Câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu2:

a.  Chép nguyên văn  phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Advertisements (Quảng cáo)

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

– Viết sai 2 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm

b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù

c. Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật:

– Ý nghĩa tư tưởng : Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.

–  Nghệ thuật : Thơ tứ tuyệt gỉản dị. hàm súc, phép đối, phép nhân hoá.

* Lưu ý: HS trình bày  thành đoạn văn. Nếu gạch ý thì  trừ 0,25 điểm.

Câu 3:

1. MB::

– Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
– Chúng ta hãy kiên quyết nói “Không!” với các tệ nạn xã hội.

2. TB::
a. Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội?

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:
Cờ bạc, hút thuốc lá, ma tuý…

b. Tại sao phải nói “không” với tệ nạn?
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…
– Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

– Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp…Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
– Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
c. Tác hại cụ thể:
* Cờ bạc:

– Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
– Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
– Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
– Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
– Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:
– Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
– Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch…
– Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
– Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
– Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:
– Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
– Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
– Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
– Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp…
* Văn hóa phẩm độc hại:
– Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
– Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

d. Giải pháp:
– Từ những tệ nạn trên, bản thân mỗi người phải có ý chí, nghị lực trước sự cám dỗ của các tệ nạn .
– Xã hội và đặc biệt các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm các em học sinh nhiều hơn -Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại khôn lường của các tệ nạn
– Tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi.
– Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn, vì một xã hội phát triển thì không có những tệ nạn đó tồn tại, học sinh là những trụ cột đất nước sau này, đừng xa vào tệ nạn trước hết là làm hại chính mình, sau nữa là gay nguy hại cho đất nước.

3. KB::
– Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định nhân cách, đạo đức của mình, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, trong sạch, lành mạnh.

– Liên hệ bản thân


Tham khảo: Nói không với tệ nạn xã hội

Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.

  Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,mại dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần tự chủ bản thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”.Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.

Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày,chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.

  Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án lương tâm.

Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.

Advertisements (Quảng cáo)