Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Bài tập SGK Hóa 8

Bài 1,2,3, 4,5 trang 131,132 Hóa 8: Bài luyện tập 7 (Ôn tập chương 5)

Bài 38: giải bài 1 trang 131; bài 2,3,4,5 trang 132 SGK Hóa 8 – Bài luyện tập 7 (Ôn tập chương 5)

Lý thuyết cần nhớ chương 5

1. phần hóa học của nước.

2. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca…) tạgjo thành bazơ tan và hidro; tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ tan như NaOH, KOH, Ca(OH)2; tác dụng với một số oxit phi kim tạo ra axit như H2SO4, H2SO3

3. Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.

Công thức hóa học của axit gồm H và gốc axit.

4. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)

Công thức hóa học của bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại và một số nhóm OH. Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hidroxit

5. Muối là hợp chất gồm có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị )+ tên gốc axit.

Đáp án + Lời giải bài 38 Hóa 8 trang 131,132: Bài luyện tập 7 (Ôn tập chương 5)

Bài 1. Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng hidro.

a)      Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b)      Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Giải bài 1: a) Phương trình phản ứng:

2K + 2H2O   →  2KOH + H2

Ca + 2H2O   → Ca(OH)2  + H2

b) Phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng thế.


Bài 2. Hãy lập các phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau đây:

a)     Na2O   +  H2O   —> NaOH

K2O      +  H2O  —> KOH

b)    SO2      +  H2O  —> H2SO3

SO3      + H2O  —> H2SO4

Advertisements (Quảng cáo)

N2O5    + H2O  —> HNO3

c)     NaOH +  HCl —> NaCl + H2O

Al(OH)3 +  H2SO4 —> Al2(SO4) + H2O

d)     Chỉ ra sản phẩm ở a,b,c thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các sản phẩm ở đây a) b) ?

e)    Gọi tên các sản phẩm

Đáp án: a)     Na2O   +  H2O   → 2NaOH

K2O      +  H2O  → 2KOH

b)    SO2      +  H2O  → H2SO3

SO3      + H2O  → H2SO4

N2O5    + H2O  → 2HNO3

c)     NaOH +  HCl → NaCl + H2O

2Al(OH)3 +  3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

Advertisements (Quảng cáo)

d)    Loại chất tạo ra ở câu a gồm NaOH, KOH là bazơ kiềm; loại chất tạo ra ở câu b gồm H2SO3, H2SO4, H2SO4 là axit, loại chất tạo ra ở câu c gồm NaCl, Al2(SO4)3 là muối.

Sự khác nhau giữa câu a và câu b là oxit của kim loại Na2O, K2O tác dụng với nước tạo thành bazơ, còn oxit của phi kim SO2, SO3, N2O5 tác dụng với nước tạo thành axit.


Bài 3. Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sufat, magie hiđrocacbonat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Bài giải:

Đồng (II) clorua: CuCl2

Kẽm sunfat: ZnSO4

Sắt (III) sufat: Fe2(SO4)3

Magie hiđrocacbonat : Mg(HCO3)2

Natri hiđrophotphat: Na2PO4

Natri đihiđrophotphat: NaH2PO4


Bài 4 trang 132 Hóa học 8: Cho biết khối lượng mol của một oxit của kim loại là 160 g/mol, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit đó.

Giải: Khối lượng của kim loại có trong oxit kim loại:

MKL = 112 g

Khối lượng nguyên tố oxi: mO = 160 – 112 = 48g

Đặt công thức hóa học của oxit kim loại là MxOy, ta có:

MKL. x = 112 => nếu x = 2 thì M = 56. Vậy M là Fe

16y = 48 => y = 3

Vậy CTHH: Fe2O3, đó là sắt (III) oxit


Bài 5 trang 132: Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình hóa học như sau:

Al2O3  +  3H2SO4  →   Al2(SO4) + 3H2O

Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Khối lượng dư của chất đó là bao nhiêu?

Đáp án: Phương trình phản ứng hóa học:

Al2O3  +  3H2SO4  →   Al2(SO4) + 3H2O

102 g      3. 98 = 294 g

Theo phương trình phản ứng ta thấy, khối lượng axit sunfuric nguyên chất tiêu thụ lớn gấp hơn hai lần khối lượng oxit. Vì vậy, 49 gam H2SO4 nguyên chất sẽ tác dụng với lượng nhôm (III) oxi nhỏ hơn 60gam

Vật chất Al2O3 sẽ còn dư và axit sunfuric phản ứng hết.

102 g Al2O3 →  294 g H2SO4

X g Al2O3 →  49g H2SO4

Lượng chất Al2O3 còn dư là:

60 – x = 60 –  102.49/294 = 43 g

Advertisements (Quảng cáo)